Bài đăng phổ biến

Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013

GIỚI THIỆU SÁCH VĂN HỌC "TUỔI THƠ DỮ DỘI"

Tôi Đọc “Tuổi Thơ Dữ Dội” – Phùng Quán

 
 
 
 
 
 
1 Vote

Trừ giặc ba tuổi vẫn còn hiềm là muộn
Cao Bá Quát
1230058_639832536040532_1372616810_n Ngày thường, tôi thường trong lúc nói chuyện với lũ bạn tôi thường hay đùa bằng câu “Tuổi thơ dữ dội quá hen!” trong các trường hợp đề cập đến một số trò chơi, thói quen ngày bé mà lũ bạn không biết! Lúc ấy, tôi chưa đọc Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán. Nhưng cũng có mường tượng là tác phẩm sẽ nói về tuổi thơ của các cô cậu bé ở nông thôn Việt Nam xưa với những trò chơi nghịch phá.
Rồi một ngày, sau khi đọc xong “Âm Phủ” thì tôi quyết định đọc “Tuổi Thơ Dữ Dội”.
Ngày đầu tiên, tôi đọc hết phần 1.
Hoàn toàn khác với mường tượng của tôi – nó “dữ dội” hơn nhiều!

Đọc để thấy tuổi thơ cơ cực, thiếu thốn trong giai đoạn kháng chiến – mỗi lý do gia nhập Vệ Quốc Đoàn của một cậu bé là cả một câu chuyện làm người ta không cầm được nước mắt.
Đọc để cảm nhận được lòng yêu nước hừng hực của những cậu bé trong tiểu đội trinh sát không thua gì người lớn, như Vịnh Sưa sẵn sàng hi sinh trong tư thế hiên ngang trên nóc kho đạn của Lơ-bơ-rít để báo tin về cho đồng đội.
Đọc để biết được tình mẫu tử thiêng liêng đến mức nào khi thấy Mừng leo lên những ngọn bút bút cao kiếm tầm gửi cho mẹ trị bệnh suyễn hay lúc em về thăm mẹ nhưng không dám vào vì “chỉ sợ đến lúc thấy mạ nằm lăn ra giữa nhà đập đầu thình thịch vào cột nhà rồi khóc như mưa như gió, e tớ thương mạ quá mà không đi được“.
Đọc để cảm nhận được tình bè bạn, đồng chí sâu nặng giữa các chú bé Vệ Quốc Đoàn: “Chết thì chết chứ sợ cóc chi! Mình chân lành tụi hắn có bắn, mình còn núp được. Quỳnh chân đau, chạy núp làm răng được, phải chịu ngồi hứng đạn. Nghĩ rứa là mình không còn thấy sợ chi nữa hết!
Đọc để thích thú với sự vô tư hồn nhiên của các em – những chiến sĩ Vệ Quốc Đoàn nhưng vẫn ham mê trò đá dế, làm xiếc… và cười vang với nhiều tình tiết hài hước, “nói trạng” trong truyện.
Đọc để cảm phục tinh thần gan lì, ý chí bất khuất của các chiến sĩ Vệ Quốc Đoàn dù nhỏ tuổi nhưng không bao giờ bị khuất phục trước bọn giặc.
Đọc “Tuổi Thơ Dữ Dội”, cái tôi thích nhất vẫn là giọng địa phương của các nhân vật, nghe thân thương lắm! Rồi những đoạn mô tả cuộc sống ở “Xê ca” (cách gọi Chiến Khu) tuy còn nhiều khó khăn nhưng vẫn ngập tràn niềm vui.
Riêng các đoạn mô tả Lượm trốn tù, đọc mà tim cứ thắt lại vì hồi hộp, vì lo sợ, không biết em có trốn được không…

Ngồi đây viết những dòng này trong ngày kế cuối của tháng 8, tôi chỉ mới đọc được nửa tập 2.
Lòng tự nhủ: “Mai mốt phải cho con nó đọc cuốn này!”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét