Bài đăng phổ biến

Thứ Hai, 29 tháng 4, 2013

Thơ về Biển của Đinh Văn Hồng

Bật khóc
Khi nhìn biển thay áo
Cái màu xanh hiền dịu đến nao lòng
Nay nhuộm thẫm một màu đỏ nhức
Máu đổ Hoàng Sa, máu đổ Trường Sa
Máu người Việt Nam
Ba chín năm rồi biển vẫn chưa xanh
Sóng vẫn dội vào từng trang sử
Người lính
Bên này, bên kia đều xả thân vì nước
Biển đông ơi bao lần con ao ước
Hãy trở về màu áo cũ biển xưa
Đảo Cát Vàng nước mắt như mưa
Năm mươi ba người con theo sóng nhẹ đưa
Trong nuối tiếc một ngày ly biệt
Cô Lin, Gạc Ma những tấm gương oanh liệt
Sáu tư vòng tròn linh hồn giữ biển
Cứ hiện về như nhắc nhở cháu con
Trang sử son
Dẫu còn chưa mở
Biển và người nức nở một nỗi đau
Ngày hôm nay và cho mãi mai sau
Hoàng Sa, Trường Sa đỏ máu
Bật khóc
Mẹ còm cõi suốt một đời lăn lóc
Nuôi chúng con mang dáng vóc hình hài
Những người lính của thế hệ tương lai
Mang khao khát ngày mai có thể
Lớn bùng lên như Phù Đổng Thiên Vương
Tiến thẳng ra nơi ấy chiến trường
Đòi lại Hoàng Sa, Trường Sa một phần cơ thể mẹ
Bật khóc
Con bây giờ gác súng làm thơ
Nhưng trong con là hàng triệu ước mơ
Nếu những vần thơ biến thành viên đạn
Mẹ Âu cơ ơi ! Thêm một lần con mạnh dạn
Bắn kẻ thù xâm lược dã man - Chúng náu mình trong vai người bạn

 
Mơ một lần ra biển

 

Cứ mỗi lần con nghe tin về biển
Là trong lòng đau quặn thắt mẹ ơi!
Biển yên bình giờ dậy sóng khắp nơi
Mỗi chuyến ra khơi hiểm họa rập rình.
Hoàng Sa ơi, sao nhớ một bóng hình
Thủa ông cha căng buồm ra giữ đảo
Mặc bão giông điên cuồng quần thảo
Vẫn kiên lòng dựng bia đá non sông.
Trường Sa ơi, con mãi vẫn ngóng trông
Được một lần tìm lại dấu chân cha
Cho lòng mình thanh thản hát tình ca
Dưới gốc phong ba cha trồng thuở trước.
Con khát vọng với bao niềm mơ ước
Được giữ cờ trước quân giặc xâm lăng
Lấy máu mình giữ biển mãi màu xanh
Giữ lấy chủ quyền ông cha tạo dựng.
Nơi biển cả bao linh hồn chứa đựng
Câu chuyện thần tiên khi biển yên bình
Phía đất liền những ngọn nến lung linh
Thả ra biển gọi hồn thiêng đất nước.
Dẫu biết rằng khó khăn còn phía trước
Khát cháy lòng một chuyến tới Hoàng Sa
Trồng cạnh mộ cha ông những bông hoa
Mang về đất liền cây bàng vuông lá đỏ.
Dẫu biết giấc mơ vẫn còn bỏ ngỏ
Cứ nao lòng mơ một chuyến biển xa
Ngẩng cao đầu vượt bão táp phong ba
Ra đến Hoàng Sa giữ biển quê nhà.

 
THẾ LÍNH HOÀNG SA

Tổ quốc ơi bao năm trăn trở
Khi xa rời biển đảo quê hương
Trong nước mắt mẹ hiền đau đớn
Gọi tên từng hòn đảo thân thương
Hoàng Sa ơi, lệ nhòa mắt mẹ
Trường Sa còn...
                          đau đớn khôn nguôi
Lãnh hải quê hương....
                          trăn trở mất còn
Tôi thẫn thờ trong lễ hội khao lề
Thế lính Hoàng Sa, dáng đứng Việt Nam
Từng đoàn thuyền thả trong nước mắt
Từ Lý Sơn tiễn biệt những chàng trai
Lịch sử cha ông dội về cùng tiếng sóng
Kêu gọi cháu con nhớ mãi chủ quyền
Đỉnh Thới Lới như trái tim người mẹ
Tiễn con đi trong trống trận mê hồn
Khắc khoải ngóng trông chờ ngày trở lại
Hoàng Sa, Trường Sa...
Ngày về
Khúc khải hoàn hòa nhịp sóng quê hương.


ANH GỬI CHO EM

Anh gửi cho em những người lính đảo
Nơi con sóng chẳng bao giờ yên ả
Những yêu thương mang vị quê nhà
Gửi chút hương thơm cánh đồng lúa chín

Những ngọt ngào mang dáng mẹ vóc cha
Gửi những thiết tha ra tới Trường Sa
Nơi em đứng giữa biển trời lộng gió
Biển mặn mà pha vị ngọt quê ta
 
Những hòn đảo nằm trong tim đất mẹ
Có em cùng muôn vạn nỗi nhớ thương
Ôi đất nước với chiều dài của biển
Gửi cho em canh giữ giấc ngủ yên

Của mẹ, của cha của chục triệu con tim
Em đứng im trước ngọn cờ Tổ Quốc
Mặc xung quanh sóng nước trập trùng
Bởi trong em đất mẹ là vô cùng

Gói nhớ nhung trong tay chắc súng
Mắt dõi nhìn về phía kẻ thù xa
Sau lưng em là mẹ là cha
Là quê nhà anh gửi cho em đó

Hỡi những chàng lính đảo thân yêu !


 
GÓP ĐÁ TRƯỜNG SA
 

Tôi xin gửi hồn tôi
Vào những viên đá nhỏ
Để mọi người thấy rõ
Tình yêu dành cho em
Những viên đá có hồn
Mang trí khôn người Việt
Với tình yêu bất diệt
Cho Hoàng Sa, Trường Sa

Biển Đông rộng bao la
Biết bao đời ông cha
Vượt bão táp phong ba
Để khẳng định chủ quyền
Biển đảo và đất liền
Nối tình yêu hai đứa
Và em ơi lần nữa
Gửi đá xây Trường Sa
 
Giữ lấy cây phong ba
Cây bàng vuông lá đỏ
mà bao lần em ngỏ
Muốn mang về quê ta

Biển trời xanh bao la
Mang trong mình lịch sử
Chống ngoại xâm giặc dữ
Hàng chục đời ông cha
Và bây giờ chúng ta
Thay ông cha em nhé!

GỞI LÒNG RA ĐẢO

 
Biển
       gọi sóng, xô lòng
                                bao nỗi nhớ!
Đảo
         xa mờ
                    tôi mỏi mắt nhớ thương
Đêm. Suy tư theo con sóng, bạc đầu
Gởi cánh chim trời...
                          gởi niềm ước hẹn!
Gần lắm! tim tôi tên đảo, tên người
Cô Lin, Gạc ma, Nam yết, Sinh Tồn
Tiên Nữ, An Bang, Song Tử đông tây
Và hàng chục những cái tên đảo khác.
Cứ gợi trong tôi, gợi hồn sông núi
Nhắn về em nơi chàng trai giữ đảo
Biển có bao giờ yên lặng đâu em
Nắm chắc súng trên nhà dàn, trên đảo
Giữ biển quê nhà em lính đảo ơi!
Hàng triệu con tim thương nhớ từng giờ
Hướng ra đảo nơi một phần Tổ Quốc
Ơi Trường Sa, ơi Hoàng Sa thương nhớ
Những quần đảo
                          nằm trong lòng đất mẹ
Gửi gắm cho em...
                   chàng lính đảo tôi thương
Gửi cho em lòng khát khao cháy bỏng
Gửi một tình yêu sông núi vẹn toàn.
Tất cả cho em biển đông xanh thẳm
Với cánh buồm hò hẹn những ước mơ
Đợi! Em nhé...
                    từng ngày anh ngóng đợi
Em trở về
                trong sung sướng trào dâng!
 
SÓNG ĐỜI
Những con sóng
Trắng ngần nỗi nhớ
Ào ạt xô bờ
Miền duyên hải quê hương
Con sóng ơi
Nhớ mang theo điệu hò
Của ngày xưa cha lênh đênh trên biển
Mang theo lời ru mẹ thức trắng đêm
Ru con và ngóng thuyền cha cập bến
Con lớn lên mang theo con sóng
Của yên bình mảnh đất yêu thương
Sóng cứ xô vào trong nỗi nhớ
Dồn dập kí ức
Những đêm trăng nghiêng mình ngắm biển
Gió thì thào gửi sóng cho cha
Ở nơi xa ấy...
Cha có biết con đang từng bước
Vượt sóng đời
Giữ ước mơ
Của cha  của mẹ
Dẫu cuộc đời những con sóng phong ba
Mặc tháng năm cứ phôi pha tuổi trẻ
Vẫn hiên ngang con lội sóng đời. 

 

 
Đinh Văn Hồng

Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

NGUYỄN MAN NHIÊN- TƯ LIỆU HAY

NGUYỄN MAN NHIÊN - LƯỢC KHẢO ĐỊA DANH KHÁNH HÒA (kỳ 13)

bởi Mannhien Nguyen (Ghi Chú) viết vào ngày 26 tháng 4 2013 lúc 11:52
- CAM RANH: vịnh, thuộc địa phận TP. Cam Ranh và huyện Cam Lâm tỉnh Khánh Hòa, là một cảng biển nước sâu ở Việt Nam và cũng là cảng biển tự nhiên tốt nhất Đông Nam Á, có vị trí chiến lược rất quan trọng.


Vịnh Cam Ranh nhìn từ trên cao - Nguồn: http://www.otosaigon.com/forum/V%E1%BB%8Bnh-Cam-Ranh


Trong Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư, tập bản đồ đường xá Việt Nam do nho sinh trúng thức họ Đỗ Bá tự Công Đạo soạn vào khoảng nửa cuối thế kỷ XVII, đã thấy có tên Cam Ranh môn (cửa biển Cam Ranh). Trong một bản đồ khác cũng có niên đại cuối thế kỷ XVII mang tên Giáp Ngọ niên bình Nam đồ của Đoan Quận công Bùi Thế Đạt cũng thấy chép địa danh Cam Linh môn (cửa biển Cam Ranh) và ghi chú: Cam Linh môn thâm đại (cửa biển Cam Ranh rất sâu). Đây có lẽ là những tài liệu sớm nhất của người Việt ghi chép về địa danh này.
Sách Đại Nam nhất thống chí do Quốc Sử Quán triều Nguyễn biên soạn ghi chép về vịnh Cam Ranh như sau:
- Vũng Cam Ranh: Ở phía đông nam huyện Vĩnh Xương 88 dặm, chu vi 79 dặm.Trong vũng có đá rạng.
- Cửa tấn Cam Ranh: Ở phía đông huyện Vĩnh Xương 88 dặm, rộng 400 trượng, sâu 50 trượng... ngoài có đảo Tranh, chu vi dài 19 dặm, có dân cư thôn Bình Ba ở đấy. Thuở xưa có đặt 1 chức Thủ ngự và 1 chức Hiệp thủ, nay bãi bỏ.
Trong các bài vè các lái  kể lại hành trình qua các cửa biển xứ Đàng Trong của giới đi buôn hoặc chuyên chở hàng hóa bằng ghe bầu trên biển vào các thế kỷ trước cũng thấy nhắc đến địa danh Cam Ranh hoặc Cam Linh, chẳng hạn:
“Sông Ngang thủy thế mênhmông
Qua miền Nha Lỗ phỏng trong nửa ngày
Đến Nha Trang một ngày chầy
Lại trong nửa ngày đến tiểu NhaTrang
Cam Ranh cửa ấy lênh lang
Thủy ba canh suất, đi đàng năm canh…”
(Hải môn ca)
Hoặc:
“Ngó mù mù Hòn Nồm là nó
Qua bãi Tàu mới tỏ Cam Linh
Vũng Găng đá vách như thành
Vũng Găng rồi lại núi quanh như phòng…”
(Nhựt trình đàng biển nước An Nam từ kinh đô cho tới phố Vạn Ninh kể vô cho tới cửa Cần Giờ)
Hoặc:
“Ngó ra Nội Ngoại sóng xao
Vác mặt xem vào bãi Dài, con Nghê
Chụt đèn ngó xuống chỉnh ghê
Ngó về hòn Tý dựa kề Cam Linh...”
(Vè thủy trình từ Huế vào Nam đến Sài Gòn)
Về mặt ngôn ngữ, Cam Ranh (tên Nôm) chắc chắn có trước Cam Linh (tên Hán Việt). Dưới thời phong kiến, khi hệ thống làng Việt đã hình thành và tương đối ổn định, các tên Nôm làng xã đã được Hán hóa để tạo ra một lớp địa danh Hán Việt tiện lợi cho việc khai báo, ghi chép vào sổ bộ phục vụ yêu cầu quản lý của chính quyền các cấp. Trong mối tương quan giữa các địa danh thuần Việt và địa danh Hán Việt, ta thường thấy có sự chuyển đổi giữa cặp phụ âm đầu r / l, chẳng hạn: Nha Ru / Nha Lỗ (tên cổ của huyện Ninh Hòa); Phan Rang / Phan Lang… Từ đó có thể thấy tên Cam Linh là kết quả của sự ký mã Hán tên Cam Ranh theo cách:
- Cam --->Cam (một yếu tố của tên Nôm được chuyển sang Hán-Việt bằng cách dùng một ký hiệu Hán đồng âm nhưng không đồng nghĩa)
- Ranh---> Linh (một yếu tố của tên Nôm được phiên âm Hán-Việt bằng một ký hiệu Hán tương ứng).
Đến nay chúng ta vẫn chưa biết rõ nguồn gốc và ý nghĩa của địa danh Cam Ranh, ngoại trừ những lý giải mang tính dân gian rất võ đoán và khó kiểm chứng, như thuyết cho rằng tên Cam Linh là do chúa Nguyễn Ánh đặt với ý nghĩa là “vùng đất có hồ nước ngọt linh thiêng” - từ sự việc thủy quân Nguyễn đổ bộ lên bán đảo Cam Ranh tìm nước ngọt và phát hiện ra hồ nước trên núi Phượng Hoàng (?).
Dễ thấy nhiều điểm bất cập trong giả thuyết này:
- Cam Linh thuộc lớp địa danh Hán Việt (HV) và có sau Cam Ranh. Vì vậy cần giải thích nguồn gốc và ý nghĩa của địa danh Cam Ranh chứ không phải Cam Linh.
- Bản thân từ Cam Linh (HV) cũng không có nội hàm “suối” (HV: tuyền) hay “ao, hồ” (HV: trì). Mặt khác, cấu tạo Cam Linh cũng không đúng trật tự từ Hán Việt, vì để diễn tả khái niệm “hồ nước ngọt linh thiêng” thì yếu tố Linh không thể đứng sau.
Trong Bách khoa toàn thư mở tiếng Việt (Wikipedia), mục từ Cam Ranh được giải thích như sau: Cam Ranh tiếng Chăm, Ê Đê là Kăm Mran có nghĩa là bến tàu thuyền. Thuyết này tuy có chỗ khả tín vì ở Khánh Hòa có nhiều địa danh gốc Chăm và Cam Ranh cũng có thể là một địa danh gốc Chăm, nhưng vẫn không chính xác vì khi tra cứu trong sách Dictionnaire Căm-Vietnamien-Francais (Tự điển Chàm-Việt-Pháp) của Gerard Moussay do Trung tâm Văn hóa Chàm (Phan Rang) xuất bản năm 1971, chúng tôi thấy “bến tàu thuyền” trong tiếng Chăm không phải là Kăm Mran.



Trích đoạn bản đồ “Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư” có niên đại khoảng cuối thế kỷ XVII, trên bản đồ có ghi địa danh: “Cam Ranh môn”.


Trích đoạn bản đồ “Giáp Ngọ niên bình Nam đồ” có niên đại khoảng cuối thế kỷ XVII, trên bản đồ có ghi địa danh: “Cam Linh môn”.


Bản đồ tỉnh Khánh Hòa trong sách “Đại Nam nhất thống chí” (đời Duy Tân), trên bản đồ có ghi địa danh “Cam Ranh hải môn”.


Cảnh sinh hoạt của ngư dân ở các làng chài ven bờ vịnh Cam Ranh những năm đầu thế kỷ XX - Nguồn: Bưu thiếp Đông Dương



Xem thêm:

Kỳ 1: http://www.facebook.com/notes/mannhien-nguyen/nguy%E1%BB%85n-man-nhi%C3%AAn-l%C6%B0%E1%BB%A3c-kh%E1%BA%A3o-%C4%91%E1%BB%8Ba-danh-kh%C3%A1nh-h%C3%B2a-k%E1%BB%B3-1/356282711143811

Kỳ 2: http://www.facebook.com/notes/mannhien-nguyen/nguy%E1%BB%85n-man-nhi%C3%AAn-l%C6%B0%E1%BB%A3c-kh%E1%BA%A3o-%C4%91%E1%BB%8Ba-danh-kh%C3%A1nh-h%C3%B2a-k%E1%BB%B3-2/356326961139386

Kỳ 3: http://www.facebook.com/notes/mannhien-nguyen/nguy%E1%BB%85n-man-nhi%C3%AAn-l%C6%B0%E1%BB%A3c-kh%E1%BA%A3o-%C4%91%E1%BB%8Ba-danh-kh%C3%A1nh-h%C3%B2a-k%E1%BB%B3-3/356622814443134

Kỳ 4: http://www.facebook.com/notes/mannhien-nguyen/nguy%E1%BB%85n-man-nhi%C3%AAn-l%C6%B0%E1%BB%A3c-kh%E1%BA%A3o-%C4%91%E1%BB%8Ba-danh-kh%C3%A1nh-h%C3%B2a-k%E1%BB%B3-4/356865717752177

Kỳ 5: http://www.facebook.com/notes/mannhien-nguyen/nguy%E1%BB%85n-man-nhi%C3%AAn-l%C6%B0%E1%BB%A3c-kh%E1%BA%A3o-%C4%91%E1%BB%8Ba-danh-kh%C3%A1nh-h%C3%B2a-k%E1%BB%B3-5/356925794412836

Kỳ 6: http://www.facebook.com/notes/mannhien-nguyen/nguy%E1%BB%85n-man-nhi%C3%AAn-l%C6%B0%E1%BB%A3c-kh%E1%BA%A3o-%C4%91%E1%BB%8Ba-danh-kh%C3%A1nh-h%C3%B2a-k%E1%BB%B3-6/356977857740963

Kỳ 7: http://www.facebook.com/notes/mannhien-nguyen/nguy%E1%BB%85n-man-nhi%C3%AAn-l%C6%B0%E1%BB%A3c-kh%E1%BA%A3o-%C4%91%E1%BB%8Ba-danh-kh%C3%A1nh-h%C3%B2a-k%E1%BB%B3-7/357685587670190

Kỳ 8: http://www.facebook.com/notes/mannhien-nguyen/nguy%E1%BB%85n-man-nhi%C3%AAn-l%C6%B0%E1%BB%A3c-kh%E1%BA%A3o-%C4%91%E1%BB%8Ba-danh-kh%C3%A1nh-h%C3%B2a-k%E1%BB%B3-8/357774930994589

Kỳ 9: http://www.facebook.com/notes/mannhien-nguyen/nguy%E1%BB%85n-man-nhi%C3%AAn-l%C6%B0%E1%BB%A3c-kh%E1%BA%A3o-%C4%91%E1%BB%8Ba-danh-kh%C3%A1nh-h%C3%B2a-k%E1%BB%B3-9/358050840966998

Kỳ 10: http://www.facebook.com/notes/mannhien-nguyen/nguy%E1%BB%85n-man-nhi%C3%AAn-l%C6%B0%E1%BB%A3c-kh%E1%BA%A3o-%C4%91%E1%BB%8Ba-danh-kh%C3%A1nh-h%C3%B2a-k%E1%BB%B3-10/358458850926197

Kỳ 11: http://www.facebook.com/notes/mannhien-nguyen/nguy%E1%BB%85n-man-nhi%C3%AAn-l%C6%B0%E1%BB%A3c-kh%E1%BA%A3o-%C4%91%E1%BB%8Ba-danh-kh%C3%A1nh-h%C3%B2a-k%E1%BB%B3-11/359831204122295

Kỳ 12: http://www.facebook.com/notes/mannhien-nguyen/nguy%E1%BB%85n-man-nhi%C3%AAn-l%C6%B0%E1%BB%A3c-kh%E1%BA%A3o-%C4%91%E1%BB%8Ba-danh-kh%C3%A1nh-h%C3%B2a-k%E1%BB%B3-12/360483174057098


Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

THƠ HỒNG THANH QUANG

ANH SẼ KHÔNG NHƯỜNG EM CHO AI CẢ
(Hồng Thanh Quang)

Anh sẽ không nhường em cho ai cả,
Bởi lời ca giai điệu nhập nhau rồi.
Bởi ta chỉ một lần duy nhất sống
Và một lần anh được có em thôi...

Anh sẽ không nhường em cho ai cả,
Ôi nỗi buồn bát ngát nhất đời anh.
Đến đâu nữa anh vẫn trong trắc trở
Những câu thơ thất vận với tâm thành...

Em vĩ đại bởi vì em trung thực,
Em vô tư theo tiếng gọi tim mình.
Anh sẽ không nhường em cho ai cả,
Nếu chết đi anh vẫn cứ chung tình.

Anh sẽ không nhường em cho ai cả,
Và chẳng ai cản được lối em về
Với ký ức một thời thanh sạch ấy,
Hạnh phúc làm cay đắng hóa thành quê...

(26-12-2012)
— với Banyan Tree.

Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013

THƠ SƯU TẦM CỦA THẦY P.H.T


Phút bình yên trước giờ nổ súng

Phùng Huy Thịnh

Chưa đến cầu Hà thăm quan họ
Được ngắm trăng và ngồi tựa mạn thuyền
Để đêm nay bên Đồng Nai câu hát cũ
Cứ thầm thào những lời hát giao duyên.

Những lời hát lúc nào anh cũng hát
Vạt sú ven sông thức dậy ấm hơi người
Nắm cát trên tay rưng rưng ướt át
Phù sa ơi thao thức biết bao rồi.

Thuyền tách nhẹ bến ơi chào nhé
Cát Lái đây bóng dáng nhỏ nhắn em
Nón trắng quá - nỗi lo thầm lính trẻ
Đã đung đưa nhẹ mái tiếng chèo lên.

Chẳng con sáo nào sang sông trong đêm
Để hát hộ đôi lời ao ước
Nghe thao thức lớn dần trong thôi thúc
Áo bà ba em nghiêng với nhịp sóng dồi.

Khẩu súng trong tay bỗng như nói thành lời
Mơ đến Đồng Nai từ dân ca đất nước
Lòng trai trẻ chưa một lần hẹn ước
Đã chợt dâng đầy thương nhớ mái chèo em.

Khoảng lặng yên sóng nước lúc về đêm
Nghe cá quẫy chợt giật mình thức nghĩ
Mái chèo khuấy và dáng em lặng lẽ
Quê hương mình năm tháng chờ trông.

Áp sát vào nhau đạn khẽ lên nòng
Đồng đội nghe tim bạn mình rất rõ
Phía bờ ấy đêm chừng nín thở
Ôi cái phút bùng lên ngọn lửa khát khao này.

Chẳng nhìn nhưng biết tóc em đang bay
Rồi thuyền sẽ cập nơi anh sẽ đến
Trong vệt lửa tung lên đầu cầu phải chiếm
Chắc nhìn rõ hơn gương mặt của em!

Phía đầu cầu này ta mở hướng lên
Nghe gió hát giữa chao nghiêng sóng nước
Dẫu bao trận, lần này sao hồi hộp
Trận đánh cuối cùng lòng lạ thế này sao

Nghe mái chèo em kể về phút bình yên khi trận đánh sắp bắt đầu.

                                                           Bến Vượt Cát Lái - Sài Gòn
                                                                        30 - 4 - 1975

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

Thư gửi chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Hành động giản dị, sức mạnh khó lường

Lời bình của traicayhivong.com:
Vâng! Phải cảm ơn những thầy – cô tuyệt vời như cô Đặng Nguyệt Anh, chính tình yêu học trò và sự đau đáu của các thầy cô với vận nước, sẽ truyền cảm hứng và đào tạo nên những chủ nhân tương lai thật tuyệt vời của đất nước.
Các bạn trẻ, tuy tuổi đời còn ít, tâm hồn còn rất trong trắng, những bức thư tưởng như nhỏ lại có sức mạnh vô cùng, làm những con người tưởng như đã bỏ đi, vốn rất nhiều ở đất nước ta hiện nay thức tỉnh.
Hãy tin vào sức mạnh của yêu thương. Sức mạnh của chúng ta không phải là chạy đua vũ trang, mà là sức mạnh mềm, qua văn hóa, thời trang, điện ảnh…
Thư học sinh lớp 4 Việt Nam gửi Chủ tịch Trung Quốc
“Thưa ông Tập Cận Bình, nếu gia đình bị hại, ông có đau đớn không”, “cháu nghĩ Trung Quốc chỉ muốn nói những gì sai sự thật”.
Trên đây là lời văn của em Trương Ánh Dương, học sinh lớp Trí Đức 4H2 do cô Đặng Nguyệt Anh phụ trách. Cô Nguyệt Anh, giáo viên dạy Ngữ văn trường THPT Hà Nội – Amsterdam vốn nổi tiếng với những đề văn khơi gợi tâm hồn, tình cảm, trí tưởng tượng, sáng tạo của học sinh. Chính các học trò của cô đã tạo nên những “hiện tượng văn lạ” làm nổi sóng dư luận trong một thời gian dài như: “Nghĩ về đồng tiền” của Nguyễn Trung Hiếu, “Ba ngày làm chuột” của Ngô Thùy Dương…
Trong buổi viết bài cuối tháng hôm 29/3/2013 tại Câu lạc bộ bồi dưỡng năng khiếu Văn của lớp 4 Trí Đức, cô Nguyệt Anh ra đề: “Nhập vai một em nhỏ có bố là thuyền viên trên chiếc tàu đánh cá của Việt Nam vừa bị Trung Quốc bắn cháy ca-bin, con hãy viết một bức thư gửi ông Tập Cận Bình – Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Trung Quốc – để bộc lộ những cảm xúc và ước mong”.
Cô Nguyệt Anh nói về buổi sinh hoạt hôm ấy: “Đầu tiên, tôi kể cho các em nghe về việc tàu cá nước mình bị tàu Trung Quốc bắn cháy ca-bin mà báo chí đã đưa tin. Sau đó tôi giới thiệu cho các em biết ông Tập Cận Bình là ai và quan hệ hai nước Việt Nam – Trung Quốc lâu nay thế nào, gần đây vấn đề chủ quyền biển đảo của Việt Nam ra sao. Khi tôi kể chuyện, một số em tham gia khá sôi nổi vì các em đã được nghe trên các chương trình thời sự hoặc nghe bố mẹ nói chuyện. Sau đó, tôi đọc cho các em nghe bài thơ “Tổ quốc nhìn từ biển” của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến.
Các em lớp bốn còn nhỏ mà đã biết chăm chú lắng nghe trong niềm xúc động khiến tôi càng hào hứng hơn. Phần thời gian còn lại của buổi sinh hoạt, tôi để các em được hoàn toàn tự nhiên viết bức thư gửi ông Tập Cận Bình theo suy nghĩ và trí tưởng tượng của các em. Khi thu bài, đọc qua một lượt, tôi thấy một số bài viết hơi gượng, hơi già dặn so với lứa tuổi do các em phải cố gắng nhập vai để viết về một vấn đề chính trị không hề dễ viết; một vài bài khác lại rất hồn nhiên, có chỗ còn vụng về. Nhưng bài nào cũng có một vài ý khá thú vị có chỗ các em viết khiến những người lớn như chúng ta cũng phải giật mình… Tôi nghĩ có lẽ chúng ta và cả ông Tập Cận Bình cũng nên đọc một số lời các em đã viết, để biết thế hệ tương lai của Việt Nam nghĩ gì về đất nước mình và nước láng giềng Trung Quốc”.
Dưới đây là một trong nhiều bài viết của các em:
Kính gửi ông Tập Cận Bình – Chủ tịch nước Trung Quốc.
Thưa ông, bố cháu chính là một thuyền viên trên chiếc tàu đánh cá Việt Nam vừa bị tàu Trung Quốc bắn cháy ca-bin. Cháu viết bức thư này kính gửi ông để bộc lộ những cảm xúc và ước mong của mình sau sự kiện đã làm cho cả nhà cháu rất buồn.
Trong những bản tin thời sự gần đây, cháu được nghe tin về một tấm bản đồ cổ mới được tìm thấy. Qua đó, mọi người biết rằng Trung Quốc không có chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hai quần đảo ấy là của Việt Nam. Nhiều lần đọc trên báo, bố cháu kể rằng Trung Quốc đã tăng thêm tàu tuần tra trên Biển Đông, đặc biệt là đã dùng vũ khí và đe dọa. Cớ sao bố cháu và các chú bác làm trên tàu lại bị đe dọa, sao tàu của bố cháu lại bị bắn cháy, thưa ông? Bố cháu không làm gì sai cả, bố cháu chỉ đi đánh cá trên biển chủ quyền của Việt Nam chứ không phải Trung Quốc. Bây giờ có ai hại gia đình ông thì ông có thấy đau đớn không ạ?
Chiếc thuyền đó là mồ hôi, công sức của bố cháu và các thuyền viên. Từ lâu nhà cháu làm nghề đánh cá, bây giờ tàu cháy, không thể ra khơi được, nhà cháu bây giờ sẽ lâm vào tình cảnh khó khăn. Người Việt Nam cháu yêu chuộng hòa bình, không bao giờ coi Trung Quốc là kẻ thù. Từ xưa, Trung Quốc đã thường xuyên tấn công xâm lược nước cháu. Ông có biết rằng đã có bao nhiêu người đã đổ máu vì chiến tranh không ?
Trung Quốc là một nước giàu mạnh, đáng lẽ phải bảo vệ Việt Nam, sao lại đi đánh nước yếu? Cháu nghĩ Trung Quốc chỉ muốn nói những gì sai sự thật. Cô giáo cháu kể: Trung Quốc tuyên bố Việt Nam là nước láng giềng tốt, theo phương châm “16 chữ vàng” đưa ra năm 1991 và theo tinh thần 4 tốt. Nhưng sự thật thì hiện tại Trung Quốc chỉ muốn khẳng định là họ sở hữu hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. Có đúng như vậy không, thưa ông Tập Cận Bình?
Cháu nghĩ như thế thì người dân Trung Quốc nên nói ra sự thật, không cần nói những lời lẽ dối trá như vậy. Mong ông đừng xâm phạm chủ quyền của người dân Việt Nam. Cháu biết tất cả con người chúng ta sinh ra đèu muốn tốt đẹp nhưng chỉ vì lòng tham điều khiển mà làm việc xấu thôi.
Cháu muốn thưa với ông rằng, tất cả những gì chúng ta có được ngày hôm nay là nhờ đùm bọc lẫn nhau chứ không phải là xâm chiếm đất đai và của cải của nhau.
Thưa ông, nếu cháu nói có gì sai mong ông bỏ qua vì cháu chỉ nói những gì cháu biết và thấy. Cháu chúc ông luôn mạnh khỏe để lãnh đạo đất nước thật tốt.
Ký tên
Trương Ánh Dương.

NHẬT KÝ THÁNG TƯ

Em nấp mình vào đêm


Giấu hai hàng nước mắt


Những cay đắng tận cùng


Làm con tim đau thắt...


...


Tình yêu đầu vụt tắt


Càng cháy bùng khát khao


Ôm con thơ ghì chặt


Mặc con tim thét gào.


...


Nước mắt nào khó nhọc


Cho mẹ và cho con


Cùng nuôi nhau ăn học


Vững vàng trong thương đau.


...


Đời khi không danh lợi


Chẳng ai ngó ai dòm


Khi đã nên sự nghiệp


Dập dòm càng buồn thêm.


...


Và ai ngờ số phận

 

Chọn người Hiền tính Phật


Mà con cái lại hư


Lợi tư chờ giành dật..

 

...

 

Giờ đành thôi nhắm mắt

 

Để tháng ngày trôi qua

 

Cầu vồng vừa mới hé

 

Đã lặn vào mây xa./.

 

LTKD





HỒ GƯƠM THÁNG TƯ




Tháng tư lá đượm xanh rồi, 

Lung linh mặt  nước bồi hồi  cuối Xuân

...


Mây sà bóng nước , lăn tăn

Rồng Thiêng che chở, Rùa Thần lượn quanh.

Hồ Gươm ngọc biếc long lanh,

Ngẩn ngơ- du khách Hà Thành đắm say.

...

Lý Thị Kim Dung

SƯƠNG HỒ

Ảnh của NSNA Đăng Định ngày 9/4/2013





Tháng tư 


lãng đãng sương mù, 


Khẳng khiu


 cành đợi 


tạ từ xuân qua... 



Tháp Rùa


 mờ tỏ xa xa, 


Nàng Bân gọi rét, 


sương sa khắp trời.


Lý Thị Kim Dung

Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2013

Biển : Nhớ Trịnh

Biển : Nhớ Trịnh: Vậy là đã tròn trèm 12 năm nhạc sĩ TCS đã về yên nghỉ với cát bụi phận mình.... Ngày này, nhớ về Trịnh, tôi cũng chỉ biết chia sẻ c...

Thứ Sáu, 5 tháng 4, 2013

Hướng về Phú Quốc

Kỳ 1: Không còn là đảo xa

Nếu chỉ kể các đảo lớn, Phú Quốc (PQ) là hòn đảo xa nhất về phía Tây Nam Tổ quốc. Anh em văn nghệ sĩ chúng tôi khao khát đến miền “Đảo Ngọc” ấy nhiều năm rồi mà chưa thực hiện được. Thế mà tình cờ, tôi đã được “gặp” PQ ngay bên bãi biển Thừa Thiên-Huế.
Bảo tàng tư nhân mang tên Cội nguồn ở Phú Quốc.
Bảo tàng tư nhân mang tên Cội nguồn ở Phú Quốc.
Hôm đó, giữa những ngày cả nước hướng về biển đảo, một nhóm nhà báo già ở Huế sinh hoạt trong “Câu lạc bộ nhà báo cao tuổi”, do nhà thơ - nhà báo Vĩnh Nguyên, từng khoác áo Hải quân dẫn đầu, hăng hái tiến ra… bãi biển Tân Mỹ (xã Quảng Ngạn, huyện Quảng Điền) ngóng ra Hoàng Sa - Trường Sa. Tuy chẳng làm được gì, nhưng ít ra cũng như những người đàn bà làng chài ven biển miền Trung ngày đêm vọng biển, lo cho bầy “tàu lạ” hung hăng cướp nguồn sống, lăm le đâm chìm tàu thuyền đánh cá của chồng con mình, chúng tôi bày tỏ nỗi lòng mình với Hoàng Sa đã bị “cướp trắng” và Trường Sa đang bị đe dọa từng ngày, tưởng nhớ những chiến sĩ hải quân đã hy sinh trong hai trận quyết chiến bi tráng năm 1974 và năm 1988.
Tưởng là chỉ ngồi vọng biển cho lòng đỡ bức bối, không ngờ trên bãi Tân Mỹ ấy, tôi được gặp một người lính từng trải qua những cuộc chiến sinh tử tại một hòn đảo xa - xa hơn cả Hoàng Sa, Trường Sa. Phải, nếu tính theo đường bay từ Huế, đi đảo PQ xa gấp đôi ra Hoàng Sa. PQ nay là vùng đất bình yên, là điểm đến của nhiều khách du lịch quốc tế, nhưng hơn bốn chục năm trước, một cuộc chiến đặc biệt ở đây còn ít được nhắc đến…
Câu chuyện của người cựu binh
Người cựu binh đó là anh Phan Trai, nguyên Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Quảng Điền. Nghe tin các “cụ” nhà báo tỉnh về Tân Mỹ, anh phóng honda từ Sịa về chơi với chúng tôi cho vui. Lần đầu tôi biết cuộc đời anh như là một pho tiểu thuyết. Nghe anh nhắc đến chức “Phó Chủ tịch Hội Người tù yêu nước”, mới biết anh đã bị tù ở PQ. Năm 1973, theo Hiệp định Paris, anh được trao trả cho “Mặt trận” tại Lộc Ninh, ra Bắc theo đường Hồ Chí Minh, nghỉ an dưỡng ở Quảng Bình, năm 1974, lại trở về Thừa Thiên tiếp tục chiến đấu...
Mấy năm ở tù, không biết bao nhiêu là thử thách khốc liệt. Chỉ nghe anh kể một lần tra tấn mà rùng mình: Chúng cho tù nhân chọn cách bị trùm mền nhận xuống nước sôi hay túm hai tay vào cây lồ ô đã chẻ tước ra, leo lên rồi tuột xuống. Nhìn ống lồ ô sau khi chẻ ra, chẳng khác chỉ một bó dao sắc ghép lại, thật ghê cả người, nhưng chọn cách này, may ra thoát chết. May mắn hơn cho anh là đang lúc anh bị tra tấn thì có đoàn Hồng Thập tự quốc tế đến… Anh Trai ngửa bàn tay. Vết sẹo bị mảnh lồ ô xé toạc da 40 năm trước vẫn còn đây!
Tôi đã gặp anh Trai mấy lần. Vậy mà hôm nay mới biết người cán bộ văn hóa hiền lành, với dáng người thấp đậm, khuôn mặt hiền lành vui vẻ ấy đã sống như một anh hùng. Cũng thật bất ngờ khi nghe anh Trai nói: “Đồng chí Trương Tấn Sang cũng ở tù PQ dạo đó. Đồng chí ở trong “Đảo ủy”… Năm ngoái, ra thăm lại PQ, anh em mới có dịp gặp nhau. Đồng chí Nguyễn Văn Quang, nguyên Bí thư Thành ủy Huế, cũng từng bị tù ở PQ…”.
Câu chuyện của anh Trai bên bãi biển Tân Mỹ đã giúp tôi hiểu phần nào một giai đoạn lịch sử đặc biệt của PQ. PQ là đảo lớn nhất Việt Nam và cũng là nơi có nhà tù lớn nhất Việt Nam, gần 4 vạn tù binh quê ở hầu khắp các tỉnh, thành phố trong nước đã bị giam ở đây. Như thế, cũng có thể coi như tôi đã được “đến” PQ. Và PQ không còn là đảo xa nữa…    
Lần theo trang sử
Quả là “cầu được, ước thấy”! Chỉ ít ngày sau khi nghe chuyện PQ trên bãi biển Tân Mỹ, tôi may mắn có tên trong danh sách đi PQ, do Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên - Huế tổ chức theo chương trình viết về “Biển đảo quê hương”. Gọi là “may mắn”, vì tôi là người cao tuổi nhất được “chấm” coi như đủ sức nhập đoàn.
Đi tàu hỏa hơn nửa ngày và suốt 1 đêm, tàu chậm hơn 1 giờ, hồi hộp lo lỡ chuyến máy bay ra đảo đã mua vé trước. Khách đi PQ khá đông, máy bay nhỏ, ngày 5-6 chuyến vẫn hết chỗ. Đến nơi, chưa kịp “định vị” chỗ ở mới, đã lo lên xe đi thực tế…    
Tác giả Trương Thanh Hùng trong một cuốn sách viết về PQ (“Văn hóa dân gian đảo PQ”, NXB Phương Đông, 2008), sau khi giải thích “PQ có nghĩa là một quốc gia, một nước giàu có”, lại viết rằng “tên gọi này khó có thể xuất hiện dưới vương triều của Gia Long vì triều đình không thể chấp nhận việc có “một nước trong nước”…”.
Việc kiểm chứng tên PQ xuất hiện lúc nào đành chờ các nhà khảo cổ và nghiên cứu lịch sử. Biển hào phóng đã đành, mà PQ còn có cả một khu rừng nguyên sinh mênh mông với những cây cổ thụ như giữa đại ngàn Trường Sơn. Vì thế mà lịch sử mấy trăm năm qua của PQ đã ghi không biết bao lần bị bọn hải tặc và một số nước lân bang kéo vào cướp phá. Nguyễn Ánh và Tây Sơn-Nguyễn Huệ cũng đã có mấy cuộc thư hùng ở đây.
PQ cũng là căn cứ địa chống Pháp của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực cho đến lúc ông bị hành hình (ngày 27-10-1868)… Rồi trải qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ, PQ đều có những sự kiện ở tầm quốc gia. Không chỉ đến thời chống Mỹ, Trại tù binh khổng lồ ở PQ mới được quốc tế chú ý; từ năm 1950, thực dân Pháp cấu kết với Mỹ đưa đến PQ trên 30.000 tàn quân Quốc dân đảng của Trung Hoa. Cư dân trên PQ hôm nay có người là hậu duệ của nghĩa quân Nguyễn Trung Trực, cũng có người là con cháu tàn quân Quốc dân đảng Tàu Tưởng, lại có không ít người từng là lính ở hai bên chiến tuyến, hết chiến tranh, ở lại làm dân PQ…
Chỉ riêng đặc điểm về dân cư, PQ đã là một vùng đất độc đáo. Thật tiếc là trong khi tiền nhân đã biết nhìn ra sự đắc địa của PQ từ lâu thì chúng ta đã chậm nhìn thấy lợi thế của biển đảo, trong đó có PQ. Nếu tôi không nhầm, thì đã có một thời gian dài, hòn đảo được nhắc nhiều nhất là Cồn Cỏ tiêu biểu cho vùng đất thép anh hùng giới tuyến và Côn Đảo - một “địa ngục trần gian” với kỳ tích “Vượt Côn Đảo” mà nhà văn Phùng Quán đã miêu tả. Chúng ta chậm chân, nên ngày 14-3-1988, mất thêm đảo Gạc Ma ở Trường Sa và 64 chiến sĩ hải quân đã phải nằm lại mãi dưới đáy đại dương. Trước ngày chúng tôi ra PQ (20-8-2012), một số báo lại lên tiếng cảnh báo “PQ đang bị băm nát!”.
Có dịp dạo ngang dọc PQ suốt  mấy ngày, quả là tôi đã thấy không ít đoạn đường ngổn ngang đất đá, cây cối, nhà dân bị phá đổ, nhiều đám đất ven bãi biển đã bị rào chắn, nhưng thật may là không phải tất cả PQ đã bị băm nát. Khu rừng nguyên sinh hầu như còn nguyên vẹn, sông suối chưa bị ô nhiễm, chùa Cao, Dinh Cậu, các cửa sông vẫn là thắng cảnh được du khách ưa thích... PQ còn là địa phương “cấp huyện” đầu tiên trong cả nước có bảo tàng tư nhân  mang tên “Cội nguồn” - một tòa nhà 5 tầng hoành tráng, trưng bày đầy đủ các giai đoạn lịch sử hình thành và phát triển của PQ với khá nhiều tư liệu gốc.
Chỉ tiếc “Trại giam tù binh PQ”, nơi giam giữ tù binh đối phương lớn nhất của ngụy quyền Sài Gòn từ năm 1967-1973, khu trại khổng lồ rộng khoảng 400 héc-ta, gồm hơn 500 căn nhà lợp tôn, bịt bùng đủ lớp hàng rào thép gai đã bị phá bỏ hết sau năm 1975. Không còn giữ được nguyên gốc một phòng giam hay một dụng cụ tra tấn nào, hiện vật duy nhất còn lại là những chiếc đinh dài đóng vào chân, tay tù binh, được tìm thấy khi khai quật các ngôi mộ liệt sĩ.
Cũng thật là muộn màng, mãi đến sau năm 1993, khi tỉnh Kiên Giang công nhận đây là một Di tích lịch sử, công việc phục dựng một khu nhà giam với các mô hình “chuồng cọp thép gai” và các cực hình khác mà hàng vạn tù nhân ở PQ phải chịu đựng mới được bắt đầu. Công việc “làm mới” một trong 12 khu trại giam PQ đã hoàn thành. Lần theo từng gian trong khu nhà giam, tôi lại nhớ đến anh bạn Phan Trai. Không biết anh đã bị đày đọa nơi nào? Có điều bất ngờ là trong phòng trưng bày tranh ảnh và các mô hình dụng cụ tra tấn, tôi lại “gặp” một người quê ở Thừa Thiên-Huế: Tượng anh Trần Long (tức Trần Lời, Trần Văn Hải) ngày 20-7-1969, bị địch dùng hai tấm ván và bu-lông kẹp chặt cho đến chết! Cạnh đó là một chiến sĩ quê Nghệ An trong một cực hình khác…
NGUYỄN KHẮC PHÊ
.