Bài đăng phổ biến

Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

THÔNG KHÔNG CÒN REO: Phùng Quán nổ " bom" chống tham nhũng cách đây hơn nửa thế kỷ.

THÔNG KHÔNG CÒN REO: Phùng Quán nổ " bom" chống tham nhũng cách đây hơn nửa thế kỷ.


Phùng Quán nổ " bom" chống tham nhũng cách đây hơn nửa thế kỷ.




        Trong một dịp đi thực tế ở, Nam Định " qua những làng chiến tranh vừa chấm dứt", "  ông đã gặp " những bà mẹ quấn giẻ rách da đen như củ cháy giữa rừng / kéo dây thép gai tay máu chảy ròng ròng" để "trồng ngô trỉa lúanhưng nước biển lên cao ướp muối các cánh đồng" khiến" phân người tòan vỏ khoai chín đỏ" ...Vậy mà có một " lũ người tiêu máu của dân ? Như tiêu giấy bạc giả..." Trở về Hà Nội, sau một đêm lang thang giữa mưa rét, bần thần như người ốm, gặp ai cũng lặng câm, nhà thơ-chiến sĩ về phòng, mặc lại áo trấn thủ, đặt ống điếu thuốc lào như khẩu Bazôka hướng nòng về phía trước và viết, viết liên tục, từng chữ, từng câu trào ra đầu ngọn bút :

                                " Bọn tham ô, lãng phí, quan liêu"
                                   Đảng đã phê bình trên báo
                                   Còn bao tên chưa ai hay ?
                                  Lớn, bé, nhỏ , to, cao, thấp, béo, gầy...
                                  Chúng nẩy nòi sinh sôi như dòi bọ
                                 Khắp đất nước đâu đâu chẳng có !...
                                 Trung ương Đảng ơi !...
                                 Đảng phải lập những đội quân trừ diệt
                                 Có tôi. Đi trong hàng ngũ tiên phong "
                 
                
Nhưng thật đáng tiếc là sau khi bài thơ " Lời mẹ dặn " :

                              "  Yêu ai cứ bảo là yêu    
                                 Ghét ai cứ bảo là ghét
                                 Dù ai ngon ngọt nuông chiều
                                 Cũng không nói yêu thành ghét
                                Dù ai cầm do dọa giết
                                Cũng không nói ghét thành yêu...
                                Bút giấy tôi ai cướp giật đi
                                Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá"

       cũng ra đời trong dịp này. Và Phùng Quán đã phải trả giá đắt khi " muốn làm nhà văn chân thật ? Chân thật trọn đời."
       Trước đây vì ngại nói sự thật , báo chí thường viết " ông bị tai nạn nghề nghiệp", nhưng sau này nhiều người đã nói rõ : Vì cho là bị " dính" vụ " Nhân văn ", ông đã như bị "án treo" suốt 30 năm ! Và nhờ " Đổi Mới", ông được minh oan, hầu hết tác phẩm của ông mới được xuất bản, trong đó có tác phẩm đạt giải thưởng của Hội Nhà văn, được tái bản nhiều lần.       
             ( Theo Nguyễn Khắc Phê , trong bài " SỰ THẬT, TỪ NGÒI BÚT PHÙNG QUÁN"  )      
----- --------

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

MẬU THÂN 1968 CỦA ĐẠO DIỄN LÊ PHONG LAN


23/01/2013 | 19:31

Lần đầu tiên khai mở bí mật về Mậu Thân 1968

Dân Việt - Sau một hành trình dài 10 năm, đạo diễn Lê Phong Lan đã hoàn thành 12 tập phim tài liệu “Mậu Thân 1968” với rất nhiều công phu, tâm huyết. Phim sẽ lên sóng VTV1 từ 20 giờ 5 phút ngày 25.1.

Đạo diễn Lê Phong Lan - người đã miệt mài với đề tài về sự kiện cuộc tổng tấn công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 suốt một thập kỷ nay cho biết: “Khi tôi làm phim về tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn, ông đã bảo tôi: “Cháu phải làm phim về Mậu Thân 1968 vì đó là sự hy sinh vô cùng lớn lao để giành thắng lợi năm 1975, không hiểu tại sao mọi người có nói đó là vấn đề nhạy cảm của lịch sử, nhưng thực ra không có một chút gì nhạy cảm hết”.
Nữ đạo diễn tâm sự, chị thấy trên mạng có quá nhiều thông tin sai lệch về sự kiện lịch sử này, tới nỗi các thế hệ sinh sau 1975 không còn biết đâu là thông tin sai, đâu là thông tin đúng vì vậy lại càng quyết tâm để làm phim. Trong suốt 10 năm, chị đã đi đi về về giữa Việt Nam và Mỹ, đã gặp và phỏng vấn khoảng 200 nhân chứng cả phía ta, phía Mỹ và phía chính quyền Việt Nam cộng hòa để đi tìm sự thật.
Phong Lan nói: “Vì sao mọi người phía ta tránh nhắc đến Mậu Thân, đó là vì sự tổn thất của quân đội nhân dân Việt Nam ở sự kiện này quá nhiều. Tâm sự với tôi khi trả lời phỏng vấn, nhiều chỉ huy các sư đoàn dạn dày chiến trận còn khóc nức lên vì thương lính. Đó là lý do duy nhất”.
Đạo diễn Phong Lan và nhà báo, sử gia Mỹ Stanley Karnow- một nhân chứng trong phim “Mậu Thân 1968”.
Trong khi sự kiện này một thời gian dài bị tránh nhắc tới, hai cuộc hội thảo kỷ niệm 30 năm và 40 năm cuộc tổng tấn công Mậu Thân chỉ có các bài phát biểu, chưa ai đi sâu, tìm hiểu và lý giải kỹ lưỡng về mọi góc cạnh của sự kiện này thì đạo diễn Phong Lan quyết tâm làm việc đó. Chị nói, nhiều người đã dựa vào cuốn sách “Vành khăn xô cho Huế” của tác giả Nhã Ca để dựng nên những chuyện vô cùng sai lệch về Mậu Thân 1968, làm oan uổng cho rất nhiều người.
Trong cuốn sách đó, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường bị vu oan là dẫn đầu một cánh quân đi thảm sát các nhân viên công quyền và người dân Huế, thực tế, trong thời điểm ấy, ông Tường vẫn ở trên chiến khu. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cũng chịu một nỗi oan tương tự, ông chỉ dẫn đầu một toán học sinh, sinh viên nhưng Nhã Ca cũng viết ông dẫn quân đi thảm sát. Tất cả các nhân chứng mà đạo diễn Phong Lan gặp, trong đó có nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã khẳng định không có một vụ thảm sát nào. Các nhà báo quốc tế yêu cầu được tiếp cận với những hố chôn người tập thể như cáo buộc của chính quyền Việt Nam cộng hòa nhưng họ cũng bị từ chối. Một nhân chứng đạo diễn Phong Lan đã gặp và phỏng vấn là nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cho biết, quân đội Bắc Việt Nam vô cùng nghiêm túc, kỷ luật, không hề có chuyện thảm sát.
 
Trong 12 tập phim sẽ được phát sóng trên VTV1 vào trước và sau Tết Nguyên đán Quý Tỵ sắp tới, khán giả sẽ được gặp gỡ những chứng nhân của lịch qua từng tập phim là những câu chuyện riêng biệt. Bộ phim bắt đầu từ việc đi tìm câu trả lời tại sao Mỹ- một cường quốc với tiềm lực kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật lớn gấp 800 lần VN lại can dự vào công việc nội bộ của một quốc gia nhỏ bé lạc hậu ở cách xa nửa vòng trái đất. Tiếp đến là hành trình lật lại hồ sơ tư liệu về một kế hoạch tuyệt mật đã không được thực hiện từ thời chiến lược chiến tranh đặc biệt, đồng thời lý giải vì sao thời cơ chiến lược lại rơi đúng vào dịp Tết Mậu Thân 1968.
Đạo diễn Phong Lan cho biết: “Tôi chỉ muốn tìm hiểu và đưa đến cho mọi người một cái nhìn minh bạch, rõ ràng dưới ánh mặt trời những thông tin liên quan đến sự kiện Mậu Thân 1968, vì lịch sử là tương lai của bản thân tôi. Nếu tôi hiểu cha mẹ tôi, gia tộc tôi, những người liên quan đến tôi thì tôi sẽ có bệ phóng vững chắc để đi vào tương lai. Tìm hiểu để thấy ông cha tôi vĩ đại vô cùng, họ đã nguyện hiến dâng cả gia sản, cả tính mạng bản thân, cả gia đình, tất cả để giữ cho bằng được độc lập tự do của dân tộc. Có người hỏi tôi làm phim tài liệu lịch sử có công bằng không, tôi xin trả lời, tôi phải công bằng vì đó là nghề nghiệp, là thanh danh của tôi, tôi đặt tinh thần độc lập thống nhất và hòa hợp dân tộc của tôi lên hàng đầu”.
Khó có thể nói những vất vả mà chị đã trải qua trong suốt một thập kỷ qua để làm nên “Mậu Thân 1968”, chị có hai đồng sự đắc lực nhất là em trai- một phóng viên của VTV tại Đà Nẵng và chồng- một tiến sĩ khoa học từ Nga về. Em trai chị đã tháp tùng chị đi đi về về giữa Mỹ và Việt Nam để quay phim, còn chồng chị, anh giúp chị kiểm chứng, đối chất thông tin được cung cấp từ nhiều phía để tìm ra 1 sự thật duy nhất. Người phụ nữ say mê lịch sử này cho biết: “Những khó khăn và tốn kém để làm nên “Mậu Thân 1968” này khó ai có thể bù đắp nổi cho tôi, nếu có ai đó trả cho tôi 1 tỷ/tập phim, tôi sẽ phải làm tới 50 tập để nói ra hết những gì tôi đã có trong tay”.
Sau 45 năm, một độ lùi thỏa đáng để nhìn nhận lại sự kiện lịch sử oai hùng nhưng cũng không ít đau thương này, Phong Lan cho biết chị đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc khai thác tư liệu hình ảnh, trong khi phía đối phương thì có rất nhiều, phía quân đội ta hầu như không có gì hết, trận Lam Sơn 179 không có một phóng viên nào của phía ta vào quay phim hay chụp ảnh, để giúp cho người xem hôm nay có một cái nhìn về tương quan lực lượng giữa hai bên, chị đã phải huy động hết mọi nguồn để tránh cảnh phải làm phim từ hai bàn tay trắng.
Ông Nguyễn Hà Nam- Trưởng Ban thư ký biên tập của VTV cho biết: “Hướng ưu tiên tới đây của VTV là sẽ đầu tư cho những bộ phim tài liệu truyền hình dài tập, với dạng phim này, chúng tôi không đặt nặng doanh thu trong khi đầu tư là rất tốn kém. Nguồn kinh phí sẽ lấy từ doanh thu quảng cáo trong các chương trình giải trí để đưa sang, vì vậy rất mong khán giả thông cảm cho việc có những chương trình ăn khách thì sao phải xem quảng cáo nhiều thế. Tôi xin phép được bí mật về con số đầu tư cho mỗi tập phim “Mậu Thân 1968”, mặc dù rất cao, cao hơn một tập phim truyện nhưng cũng chưa đủ bù đắp chi phí cho nhà sản xuất. Cá nhân tôi thấy, đây là bộ phim tài liệu mà khi đã xem, tôi bị cuốn hút tới mức không thể dứt ra được”.
Phim “Mậu Thân 1968” sẽ được phát liên tục trên VTV1 vào các ngày từ 25.1 đến 1.2, sau đó, từ ngày mùng 5 Tết, phim sẽ được phát tiếp các tập còn lại.

Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2013

Xuân Quý Tỵ xem tranh rắn của Họa sĩ Toàn painter

CHÀO XUÂN QUÝ TỴ

Nhâm Thìn - Rồng lượn xa,

Quý Tỵ - Rắn xông nhà,

Mang cho nhiều sức khỏe,

Mềm mại lẫn tinh thông,

Nhà nhà thêm may mắn

Thôn xóm lại tươi hồng.

Rắn vào nhà bớt chuột,

Tăng trí tuệ toàn dân

Họa bồi trang Hiến Pháp

Nghiêm trang đủ tứ bề

Tay  chuyên hồng vững lái

Nước vững lòng dân an.


Lý Thị Kim Dung














Tranh của HS Toàn painter sinh ngày 01/12/1965

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

SIÊU LỪA LĨNH ÁN


Vay nợ rồi mất khả năng chi trả hơn 200 tỷ đồng và hơn 400 cây vàng, không cần chờ bị bắt, Nguyễn Thị Cúc ở Phú Xuyên, Hà Tây cũ tự đến cơ quan công an tự thú để rồi bị bắt giam.
 >> Hà Nội: “Phát sốt” vì vụ vỡ nợ lớn

Hiếm có bị cáo nào, ra toà, dù cầm chắc cái án tù chung thân, dù còn hai con nhỏ mà bình thản đến thế, như Cúc.

Trong phiên toà vừa mới diễn ra tại Toà án Nhân dân TP Hà Nội hồi cuối tháng 12, không khóc lóc, thậm chí không cả run rẩy, Nguyễn Thị Cúc bình tĩnh trả lời tất cả các câu hỏi của HĐXX một cách rành mạch, rõ ràng, không cần né tránh. Như thể, đã ôm được một núi tiền rồi, giờ có tù chung thân đi chăng nữa cũng đến thế thôi. Luật pháp không có án tử hình dành cho tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Trong khi đó, cả mấy chục người bị hại, những người đã vác tiền đến đút vào túi Cúc thì ngồi dưới phòng xử, khóc ròng…
 
Đại gia ngã ngựa Nguyễn Thị Cúc trước vành móng ngựa
"Đại gia ngã ngựa" Nguyễn Thị Cúc trước vành móng ngựa

1.Cúc còn trẻ lắm, mới ngoài 30 tuổi, nhan sắc dưới mức trung bình nhưng đã nổi như cồn ở cái thị trấn Phú Minh này từ lâu. Tiếng là thị trấn của huyện Phú Xuyên nhưng gần Hà Nội lắm, chỉ cách Tháp Rùa có chừng hơn 20 km nên Cúc không bao giờ là đại gia tỉnh lẻ.

Cúc sinh ra và lớn lên ở đây. Không học hành đỗ đạt, không thông minh kiệt xuất, không đồng xu cắc bạc hồi môn và nhan sắc cũng không có nốt. Cúc xấu người nhưng được cái khéo tay nên chọn nghề thợ may. Cũng là thợ may vườn thôi, may cắt mấy thứ đồ bình dân với tiền công rẻ mạt.

Cúc lấy chồng, một người cùng quê, làm nghề lái xe công nông chở gạch. Thu nhập nhì nhằng từ chiếc máy khâu cộng với đồng lương lái xe, cố lắm cũng chỉ đủ duy trì một gia đình. Nếu có tích luỹ, cũng chỉ chút đỉnh thôi, rất khó giàu.

Ấy thế mà, đột ngột Cúc trở thành đại gia. Người ta đồn đại, chả biết có đúng hay không rằng, Cúc giàu từ lúc chuyển từ thợ may sang buôn tiền. Ban đầu chỉ vay những khoản cò con rồi cho vay lại để kiếm lời, sau thấy kiếm được hơn là ngồi rạc cẳng đạp máy khâu, nên mới đầu tư mạnh hơn, vào những khoản tiền vay và cho vay lớn hơn.

Cho đến khoảng những năm 2010 thì ở Phú Minh, người ta gọi Cúc là đại gia. Mảnh đất cũ của gia đình trong xóm hẹp, Cúc vung tiền ra đổi lấy mảnh đất to đẹp ngoài phố để xây biệt thự. Biệt thự nhà Cúc ở thị trấn, hoành tráng không thua kém gì biệt thự của các đại gia ngoài Hà Nội.

Cúc dự định sẽ đầu tư 30 tỷ đồng để xây ngôi biệt thự này. Cúc tuyên bố bỏ tiền ra làm đường bê tông cho xóm, rồi mở tiệc linh đình cho cả ngày khởi công lẫn khánh thành. Cúc mua mảnh đất trị giá gần 2 tỷ đồng chỉ để làm chỗ… đậu ô tô. Nhà Cúc rộng, Cúc bày đầy két sắt, ô tô mấy chiếc, xe máy cả chục cái.

Ô tô nhà Cúc chở cả bao tải từ đâu về, chả ai biết là bao gì, cho đến lúc Cúc bảo đó là bao tải tiền, mọi người mới kinh ngạc. Người thị trấn truyền tai nhau kể, Cúc khoe, có bữa tối gia đình ăn hết mấy chục triệu đồng ở nhà hàng. Rồi, có lúc cao hứng, Cúc bảo bay vào TP HCM chơi lòng vòng rồi lại bay về. Cái thị trấn Phú Minh bé tý tẹo, đi xe đạp có khi chỉ 15 phút là hết nhưng ngày nào Cúc cũng dễu dện cưỡi trên chiếc Audi lượn đi lượn lại.

Cúc khoe, xe mua 8 tỷ, đi siêu xe ở thị trấn này kể cũng phí, như thể người muối cà trong vại pha lê. Nhưng mà, thằng bé con nhà Cúc lúc ấy mới 10 tháng tuổi, hay ốm đau quá, Cúc mua Audi để phục vụ mỗi việc chở con đi khám bệnh ngoài Hà Nội thôi. Thằng bé con xinh xắn, kháu khỉnh thế, ngồi siêu xe mới xứng. Ngay cả lúc đã đến đầu thú ở Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ Công an TP Hà Nội rồi, sắp bị tạm giam đến nơi mà Cúc vẫn bảo, em có ăn chơi gì đâu, mua Audi để đưa con đi bệnh viện thôi mà…

Có mặt tại Toà án Nhân dân TP Hà Nội trong phiên toà với tư cách là người bị hại, bà Nguyễn Thị B. một chủ tiệm vàng ở Thường Tín, người bị mất với Cúc nhiều tiền nhất trong vụ án này, đau xót kể. Nhìn nhà cửa vợ chồng Cúc, nhìn cung cách ném tiền qua cửa sổ của Cúc, ai nghĩ Cúc là “Chúa Chổm”.

Cúc thường xuyên ôm vàng tới bán cho bà. Vào thời điểm sốt vàng, có ngày Cúc mang cả trăm cây vàng đến bán với giá mềm, chả bao giờ thèm kỳ kèo, bớt một thêm hai. Làm ăn lâu dần thành quen, với cửa hàng vàng bạc của bà, Cúc bao giờ cũng là mối ruột, là khách VIP.

Được bà B. tin tưởng là thế nhưng lần đầu tiên hỏi vay bà 2 tỷ đồng vào tháng 8/2011, Cúc cũng chả thèm vay suông mà đưa ngay cho bà 38 cây vàng và 1 sổ đỏ nhà đất để làm tin. Sau lần vay đầu tiên ấy, tháng nào Cúc cũng vay bà chủ tiệm vàng lúc vài tỷ, lúc vài chục cây vàng. Tới ngày bỏ trốn, Cúc còn nợ bà B. 2 tỷ đồng và 34 cây vàng.

Nhưng, bà B. kể, khi vay không bao giờ Cúc nói là vay mà bảo bà ứng trước tiền bán vàng. Cúc lý giải vì kẹt tiền mặt nên lấy tiền của bà trả cho khách, rồi sẽ mang vàng về sau. Căn nhà mà Cúc thế chấp giấy tờ cho bà, đến khi Cúc bỏ trốn, bà B. mới biết  mình đã bị lừa, bởi căn nhà đó được bán từ lâu.

Nhiều người ở trong và ngoài thị trấn Phú Minh đã từng cho Cúc vay tiền kể, đối với những khoản tiền dưới 100 triệu đồng, Cúc không bao giờ thèm vay vì chê ít quá. Người mang tiền đến cho Cúc, Cúc không thèm đếm, bảo bao nhiêu Cúc ghi giấy biên nhận bấy nhiêu và trả tiền lãi ngay tức khắc. Mà tiền lãi Cúc trả thì quả là không có bất kỳ tổ chức tín dụng nào địch nổi, thường từ 4,5 đến 7,5%/tháng.

Thậm chí, có thời điểm được tính theo ngày, thường khoảng từ 3-5 nghìn đồng/triệu. Có khi Cúc đẩy lãi lên đến 7-8 nghìn đồng/triệu, ngang với lãi suất tín dụng đen ở sòng bạc. Có 100 triệu đem đến cho Cúc, Cúc không thèm đếm trả luôn 15 triệu đồng tiền lãi của tháng đầu tiên.

Có lẽ, cũng chính bởi lãi suất khủng mà Cúc thu hút được rất nhiều người tự nguyện mang tiền đến cho Cúc. Trong các giấy biên nhận nợ, Cúc bao giờ cũng chỉ ký mỗi tên mình, chủ nợ nào mà đòi chữ ký của cả hai vợ chồng, Cúc trả lại ngay, không thèm vay nữa.

Cũng bởi lãi suất khủng mà ở Phú Minh và những điểm lân cận đã hình thành nên những đại lý gom tiền nhỏ lẻ từ nhiều người dân thành khoản lớn rồi đem đến cho Cúc vay để hưởng lãi suất chênh lệch.

Theo cáo trạng truy tố Cúc thì ngoài bà B., Cúc còn vay của 10 người khác. 10 người này đều là đại lý đi gom tiền từ nhiều người khác. Trước tòa, chị Phùng Thị P. vừa khóc vừa kể, từ tháng 6/2010 đến tháng 6/2011 đã cho Cúc vay 14 lần với tổng số tiền là 76,4 tỷ đồng.

Tương tự, chị Nguyễn Thị B. cũng nhiều lần cho Cúc vay tiền với tổng số tiền lên tới 88,5 tỷ đồng. Tới ngay, chị mới được gán một căn nhà trị giá 5 tỷ. Chị Nguyễn Thị H. thì, ngoài 4,1 tỷ đồng tiền mặt, còn cho Cúc vay 370 cây vàng. Để có tiền cho Cúc vay, vợ chồng chị đã vay của 40 người khác.

Theo cáo trạng, từ đầu năm 2008 đến tháng 10/2011, Cúc vay tiền của nhiều người với số tiền 233 tỷ đồng. Số tiền, vàng đã chiếm đoạt được Cúc đã dùng để mua ô tô, 8 bất động sản, nội thất khác tổng cộng là 39 tỷ đồng. Số tiền còn lại Cúc sử dụng để chi tiêu cá nhân, trả nợ gốc và nợ lãi khoảng 20 tỷ đồng cho những người đã vay trong vụ án này cũng như các trường hợp vay khác.

Sau khi bị bắt, Cúc và chồng đã khắc phục một phần cho các bị hại, còn tổng số tiền chiếm đoạt là tới 213 tỷ đồng và 404 cây vàng.

2. Thống kê của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C45) cho biết, trong vòng 2 năm 2010 – 2011 cả nước đã xảy ra trên 100 vụ lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm liên quan đến vay, huy động vốn với lãi suất cao do người dân tự huy động với tổng số tiền bị chiếm đoạt lên tới gần 4.500 tỷ đồng.

Nhiều vụ vỡ nợ lớn với số tiền vay nợ lên đến hàng trăm tỷ đồng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng làm cho hàng trăm gia đình điêu đứng, bị cầm cố hết tài sản, ruộng vườn, thậm chí trắng tay. Vụ án Nguyễn Thị Cúc là vụ vỡ nợ lớn nhất trên địa bàn Hà Nội nhưng không phải là vụ duy nhất. Chỉ trong vòng 3 tháng (từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2011), cùng với vụ Nguyễn Thị Cúc tại Hà Nội còn xảy ra liên tiếp 4 vụ vỡ nợ lớn nữa với số tiền không tính bằng đơn vị tỷ đồng mà tính bằng đơn vị vài trăm tỷ đồng.

Theo đánh giá của Cục C45 thì thủ đoạn chung của các đối tượng trong các vụ án này đều giống nhau. Đa số họ đều tạo vỏ bọc sang trọng, giàu có, thừa tiền, kinh doanh phát tài phát lộc để người cho vay tin rằng họ sẽ không bao giờ mất khả năng chi trả. Cùng với đó, các đối tượng này đã đánh trúng vào lòng tham của phần đông dân chúng là trả lãi suất rất cao, gấp nhiều lần lãi suất huy động của các ngân hàng.

Bởi vậy mà thủ đoạn tội phạm dù không quá tinh vi nhưng người dân vẫn mắc. Khi thu thập tài liệu cho bài viết này, chúng tôi đã hỏi chuyện khá nhiều người bị hại, rằng, khi đưa tiền đến cho các đối tượng này vay có biết mục đích họ vay để làm gì không thì câu trả lời chung đều là: chỉ biết họ làm kinh doanh nhưng kinh doanh gì thì chịu.

Ngay trong vụ Nguyễn Thị Cúc cũng vậy, tất cả những người bị hại đều chỉ biết Cúc giàu có, Cúc đi xe hơi 7-8 tỷ, Cúc xài tiền như giấy lộn mà không ai biết rằng Cúc vay tiền để làm gì. Mãi đến khi ra Toà, mới vỡ lẽ ra rằng, Cúc vay của người trước để trả cho người sau, Cúc huy động cả đống tiền để mua xe hơi, mua nhà đất và ăn chơi theo kiểu ném tiền qua cửa sổ.

Nếu, tất cả đều trả lời được câu hỏi, họ đã làm gì để sinh lời được với mức lãi suất huy động tiền gửi cao gấp hơn 100 lần lãi suất ngân hàng, thì chắc chắn sẽ chẳng có ai dại dột gom hết cả vốn liếng tài sản cho những người như Cúc

Theo Tô Ngọc Huyền Thi An ninh Thế giới cuối tháng
Đằng sau vụ vỡ nợ lớn nhất Hà Nội: Đại gia ngã ngựa Đằng sau vụ vỡ nợ lớn nhất Hà Nội: Đại gia ngã ngựa10 8 2130

Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013

NHẬT KÝ ĐÊM MƯA

Đêm nay trời lại mưa, cứ lai rai xả nước,
Tiếng mưa rên sướt mướt như nỗi sầu bi ai,
Căn nhà vừa hỏng nát, ai gây nên nỗi này,
Trời gió giật mưa tuôn, bão giông sao nhiều thế?

Vết nứt ngang nứt dọc, cứ ngổn ngang trăm bề,
Nước đùn lên từ đất, cái chết cứ cận kề,
Tường cong rồi tường gãy, khóc òa trong nỗi đau,
Nhà tan, lòng căm uất, cứ như bom trong đầu.

Không bom rơi động đất mà mà đất chuyển nhà lay,
Kế nhà bên đào móng xây nhà cao ngất ngây,
Bê tông nhồi cọc thép, móng nhà trôi nghiêng thôi,
Kêu phường mãi mới tới, phường tới rồi lại lui.

Việc ai làm ? Vẫn vậy, Nhà xây sai phép rồi,
Bốn tầng xây thành sáu, gây hỏng nhà dân thôi.
Còn bài binh bố trận, nhăm nhe dọa đánh người.
Còn đâu là công lý, rẽ mây lên hỏi trời?

Dân đệ đơn kêu mãi, phường vặn nguyên cớ chi,
Phường đây chưa biết rõ, nếu dân tìm nguyên cớ,
Phải thuê thẩm định thôi, thôi thế...cứ mập mờ...
Ngày qua rồi tháng hết, đã mấy năm dần trôi.

Lòng kiên trì đã hết, niềm tin bay mất rồi
Mặc dân chết ai ơi, phường còn lo...bao việc.
Nhờ báo chí kêu đến những Bao Công uy quyền,
Cứu cho dân thoát khổ, trị hết mọi nguồn cơn.

Đêm đen như màu mực, mắt mở tròn năm canh,
Cùng tiếng mưa rên xiết...Trời xanh ơi trời xanh!

(Đó là những tháng ngày không thể quên trong cuộc đời, buồn thảm vì bất lực với kẻ xây nhà sai phép tại 51 ngõ Thái Thịnh II gây lún nứt hư hỏng 4 nhà dân trong đó nhà mình là nặng nhất phải bán đi vì không thể sửa chữa và quá nguy hiểm đến tính mạng).
Lý Thị Kim Dung
( Bị hỏng nhà  từ11/2006 đến 10/2010 bán nhà)

ẢNH VÀ THƠ NGUYỄN HỮU HÙNG





Biển dạt dào từng cơn sóng vỗ

Dâng nỗi buồn, anh cố gọi tên em


Bùa thương ai trao nhầm em có biết


Vô tình gặp, để rồi gọi riết tên nhau...
 



Sóng tràn về dâng cao nỗi nhớ

Sóng xa bờ cuốn theo những chờ mong...


Ngàn đời sóng chẳng xa bờ cát

Sao chỉ một lời ta mất nhau




Nguyễn Hữu Hùng

Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2013

PHÙNG QUÁN- Những tấm hình quý từ Blog THÔNG KHÔNG CÒN REO

Chân dung nhà thơ Phùng Quán

Chân dung nhà thơ- anh bộ đội Phùng Quán.

Phùng Quán (hàng đầu, thứ 2 trái sang) và các văn nghệ sỹ

Bất chấp mọi khổ nạn gây ra bởi những thế lực sợ sự thật, Phùng Quán đã sống và viết trọn đời đúng như lời thơ tuyên ngôn từ thời trẻ, thật là “nhất quán tận can trường” – như một vế trong đôi câu đối mà nhà khoa học Hà Sĩ Phu tiễn anh khi anh lên đường về cõi vĩnh hằng.
Phùng Quán tiêu biểu cho sự lựa chọn sống và viết của một bộ phận văn nghệ sĩ trí thức Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua, song hành với một sự lựa chọn khác của một bộ phận hình như đông đảo hơn mà cách đây 130 năm nhà văn Nga An-tôn Sê-khốp đã mô tả đồng thời lay tỉnh giới trí thức Nga trong truyện ngắn Người trong bao: “Nhìn thấy và nghe thấy mọi người nói dối, và để cho thiên hạ bảo anh là ngu xuẩn chỉ vì anh đã nghe lời dối trá ấy, nhẫn nhục chịu đựng những sự lăng mạ khinh miệt, không dám nói thẳng rằng anh đứng về phía những người trung thực yêu tự do; và chính anh cũng nói dối, cũng nhăn nhở cười, chỉ cốt kiếm được miếng ăn, chỉ cốt được ấm vào thân với một chức tước hèn mọn nào đó chỉ đáng giá mấy đồng xu – không, không thể sống như thế mãi được!” 


Bút tích nhà thơ Phùng Quán

Năm 2007, năm mươi năm sau Lời Mẹ dặn, Phùng Quán được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Giải thưởng này chính là sự tôn vinh của đất nước, của nhân dân đối với phẩm chất chiến sĩ – thi sĩ trung thực yêu tự do và dũng cảm chiến đấu cho tự do mà Phùng Quán là đại diện tiêu biểu. Giải thưởng này chứng tỏ hùng hồn sức mạnh tất thắng của lòng trung thực và lý tưởng nhân văn.
Đà Lạt 15.01.2011.
Bùi Minh Quốc

Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu
Tuyên ngôn Sống, tuyên ngôn Thơ của Phùng Quán.

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

Chùa quê

NGẮM CẢNH QUÊ HƯƠNG

Về quê, ngắm cảnh chùa chiền,
Ngoài đồng lúa chín ngọt lành hương đưa,
Đêm về, tiếng trống xa đưa,
Chiếu chèo đã mở say sưa trẻ già,
Dệt thêu tình nghĩa thiết tha,
Về quê thắm lại tình ta với đời.
Lý Thị Kim Dung

CHÙA LÀNG

Chùa Làng, hồn cốt bóng quê,
Đậm sâu nghĩa mẹ, tình cha thuở nào,
Tiếng chuông buông mỗi sớm chiều,
Trâu về đủng đỉnh, sáo diều hòa theo,
Nơi đây linh ứng nguyện cầu,
Thành danh văn võ - ơn sâu muôn đời,
Vào chùa lắng lại buồn vui,
Một ngày xa phố được vui cảnh chùa.
Lý Thị Kim Dung

Kỷ niệm dự lễ khánh thành trùng tu chùa Phúc Long Tự thôn Ngô Thượng, xã Tiên Nội, Duy Tiên Hà Nam. 18/11 âm năm Nhâm Thìn.

BA NÀ HILL - BLOG YAHOO DỌN VỀ


BÀ NÀ HILL



Bà Nà mây lặng bay triền núi

Cưỡi thang mây lên ngắm cảnh thần tiên

Lâu đài xám ẩn mình trên non biếc

Tượng trắng bao dung trải ánh mắt nhìn

Linh khí Phật bao trùm lên trần thế

Biển ngoài xa sóng vỗ ngọt ngào thêm./.


Lý Thị Kim Dung

Thứ Ba, 8 tháng 1, 2013

Cảm xúc bên “Bức tường chiến tranh Việt Nam”

Cảm xúc bên “Bức tường chiến tranh Việt Nam”
01:32 26 thg 12 2012Công khai39 Lượt xem3




Những năm tháng hai ta còn trứng nước,


Những mảnh đời đã trĩu nặng đạn bom,


Cả đất nước gồng mình cho cuộc chiến,


Những con người vĩnh viễn ra đi.


ÔI cuộc chiến, cái tên không còn ai muốn nhắc,


Nhưng bức tường nhân chứng vẫn còn đây,


Căm hận chiến tranh trỗi dậy ở tim này,


Ngọn lửa từ trái tim những người mang hồn nước,


Mãi cháy cùng ta, soi sáng mãi mai sau.


"Từ nay đánh đâu thì đánh chứ đừng đánh Việt Nam".


CÁ SẤU NAM MỸ- LÝ THỊ KIM DUNG



ANH DÂN HÙNG ĐI THĂM NƯỚC MỸ



Một ngày chủ nhật đẹp trời,

Ghé thăm nước Mỹ rạng ngời mê say,

Phim trường rộn rã hàng ngày,

Minh tinh chào đón ghé ngay chụp hình,

Việt Nam từ thuở đao binh

Quận Cam lánh nạn dân mình rất đông,

Mỹ giàu họ vẫn tay không,

Người đi bỏ xứ có mong về cùng ?

Anh Khó dạo khắp Tây Đông, 

Về đây kể lại đôi dòng cùng nghe.

LÝ THỊ KIM DUNG



Dừng chân lưu lại nụ cười

Bầu trời nắng đẹp, rạng ngời quanh anh./.

LTKD