Bài đăng phổ biến

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

"Thưa Bác cháu đến để chào Bác, mai cháu về lại quê hương rồi"





Hai nhân cách lớn

Đêm qua thấy rất khuya có một bóng người mặc quân phục từ từ đi vào Quảng trường Ba Đình, đến trước cửa Lăng thì phân vân dừng lại, bước chân lên bậc thềm rồi lại đắn đo, đi đi lại lại như còn điều gì ái ngại.

"Sao cháu 
không vào?" Một bóng người từ cửa Lăng đi ra, thần thái rất thanh thoát, mặc bộ quần áo kaki trắng, chân đi đôi dép cao su, râu dài, ánh mắt nhân từ, miệng nở một nụ cười hiền hậu nói!
"Cháu sợ làm mất giấc ngủ của Bác", người đứng trước thềm trả lời.

Người bước ra từ trong Lăng nói: Bác biết cháu sẽ đến, Bác vẫn ở đây. Đêm nay tháng 10, như 59 năm trước Bác cháu mình về lại thủ đô, Hà Nội vẫn rất bình yên.

Hai người bước đến ôm trầm lấy nhau. Người mặc bộ quân phục hỏi: "44 năm nay người ngủ ngon chứ ạ?"
"Bác vẫn dõi theo non sông, và đợi gặp lại cháu ở đây" - Người từ trong Lăng ân cần.

"Thưa Bác cháu đến để chào Bác, mai cháu về lại quê hương rồi" người mặc quân phục nói.
Người mặc bộ kaki trắng gật: "ừ, cho Bác gửi lời hỏi thăm nhân dân Miền Trung"

Hai người nắm chặt bàn tay chào tạm biệt nhau, rồi người mặc quân phục bước đi.

Được một đoạn người đứng trước Lăng mỉm cười gọi theo: "Văn này, ở đâu trên dải đất hình chữ S này cũng là quê hương mình cả, thỉnh thoảng ra thăm Bác rồi Bác cháu mình đi thăm đồng bào ba miền, Bác vẫn đợi cháu để cùng vào gặp nhân dân Miền Nam nữa"

"Vâng ạ, cháu sẽ trở thăm Bác", người mặc quân phục cũng mỉm cười rồi bước đi.
...
Ta bỗng giật mình tỉnh dậy, thì ra ta đã đứng nhìn từ trong giấc mơ.

"...Ba Đình vang khúc thanh âm của một đêm rất lạ
Có vị Tướng anh hùng tìm về gặp Người Thầy kính yêu".

Xin Chào Việt Nam ]
 — với Tiếng Gọi.








Có những cái chết làm thức tỉnh cả một thế hệ, thức tỉnh một dân tộc, mình chưa bao giờ được nhìn thấy ở xã hội này, thời buổi này tình con người lại gắn bó thân thiết với nhau như vậy, dù chênh lệch về tuổi tác hay đia vị vùng miền, nhưng họ vẫn xiết lấy tay nhau mà khóc thương 1 con người vĩ đại.
thật cảm động khi những ổ bánh mỳ miễn phí đc phân phát, từng đoàn ng đông ngùn ngụt nhưng ko hề có sự chen lấn xô đẩy mất trật tự, một khoảng cách gần gũi giữa những ng giàu nghèo được rút lại, được thấy, được mở lòng mình đón nhận một vĩ nhân, được nhìn nhận và đánh giá nhận xét ng mất kẻ còn một cách chân thực nhất.!
cũng là một con người bằng xương bằng thịt thôi, cũng là một nhà lãnh đạo, nhưng sự ra đi của người khiến cho cả một thế hệ cầm quyền hiện giờ và sau này soi mình vào đó lấy đó làm gương
cả cuộc đời vĩ nhân ấy đã dành trọn một tình yêu thương cho dân tộc này, cho tổ quốc đồng bào, vậy nên khi vĩ nhân ấy tạ từ cõi trọ về với đất mẹ đã nhận được trọn một nỗi niềm tiếc thương, nhận trọn vẹn những giọt nước mắt mặn chát bờ môi của cả một dân tộc.
trở về với đất mẹ người vẫn chưa khỏi nguôi ngoai lo nghĩ cho dân tộc, thế đất, hướng mộ, tất cả đều có một thế tâm linh huyền bí nhìn ra biển đông như muốn trông giữ biển trời của tổ quốc.!
người lớn lao lắm, người đã dành trọn cả cuộc đời này bảo vệ từng thước đất liền cho tổ quốc. và khi ng trở về với vĩnh hằng người cũng gửi gắm hết cả linh hồn để bảo vệ biển đảo cho dân tộc, cho tổ quốc này.
một niềm tự hào dân tộc niềm tự hào con lạc cháu hồng trỗi dậy trong mỗi con người mang dòng máu việt, điều mà có lẽ đã có rất nhiều ng lãng quên niềm tự hào đó...!
và người ko mất, mà chỉ là người đi ngủ thôi, người ngủ vì người muốn giấc mơ no ấm hoà bình toàn vẹn lãnh thổ việt nam sẽ đến với giấc ngủ của người và giấc mơ ấy sẽ thành hiện thực..!
chúng ta vừa tiễn đưa một vĩ nhân trở về với đất mẹ, với lịch sử và huyền thoại, chúng ta đã mất đi ba Lạc bác Hồng..!

Nguồn: [ Món ngon Hà Nội ]






Ảnh: Tướng Giáp ngồi trên một căn hầm ở Điện Biên Phủ ngày 4/5/1984, nơi 30 năm trước ông đã làm nên lịch sử khi chỉ huy trận thắng lẫy lừng trước thực dân Pháp

HAI NGÀY QUỐC TANG

Nhân dân đã tổ chức “Quốc tang” cho ông ngay từ tối ngày 4.10 và trắng đêm, với tràn ngập những hình ảnh, những dòng vĩnh biệt trên mạng xã hội. Đến nỗi không ai nỡ viết một điều gì khác.

Nếu còn cần có thêm một con số thì đó là 11.000 người đã đến bái biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp. 11.000 người trong chỉ một buổi chiều.

Chúng ta đang chứng kiến điều gì vậy?

48 giờ qua, biết bao nhiêu từ ngữ nói về ông, viết về ông đã xuất hiện. Một huyền thoại, một biểu tượng… Với vô vàn những tính từ: Kiệt xuất, lẫy lừng… Nhưng nói về Tướng Giáp, không có gì ngắn gọn, súc tích và đầy đủ hơn đôi câu đối của Giáo sư Vũ Khiêu đã tặng ông “Võ công truyền quốc sử/Văn đức quán nhân tâm”. 

Nói về Tướng Giáp, không gì giản dị và cao quý hơn hai chữ “Anh Cả” mà những người lính dùng để gọi vị tư lệnh của mình. Và nói về Tướng Giáp, đồng bào các dân tộc Điện Biên gọi ông là “Ải pú tạp xấc” (Ông nội đánh giặc). Còn nhân dân, nói về ông bằng một chữ NGƯỜI.

Những giọt nước mắt của cả dân tộc đang cho thấy đó không chỉ là niềm tiếc thương, ngưỡng mộ, tự hào về một vị tướng tài danh đã đi vào sử sách, một vị tướng mà ngay kẻ thất trận cũng cúi đầu bái phục.

Chúng ta đang được chứng kiến những gì đẹp đẽ nhất của lòng dân khi cả dân tộc đang xích lại gần nhau trong một nỗi đau chung. Tướng Giáp có lẽ sẽ ngậm cười nơi chín suối, khi chính ông một lần nữa chứng minh tinh thần dân tộc nằm trong chính mỗi người Việt Nam, một tinh thần dân tộc chỉ có thể nghiêng mình trước một nhân cách lớn chứ không bao giờ quỳ gối trước bất cứ kẻ thù nào.

Sau gần nửa thế kỷ, đất mẹ mới thêm một lần chứng kiến những giọt nước mắt dân tộc khi “Bao nhiêu nước mắt khóc Bác Hồ, giờ khóc bác Giáp” - lời GS Vũ Khiêu. Cả dân tộc đang lặng lẽ khóc chung những giọt nước mắt tiếc thương, tự hào. Hình như dân đã thờ ai thì không bao giờ nhầm cả.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét