NĂM XƯA HOA ĐÓN NGƯỜI VỀ |
HÔM NAY TIỄN BÁC VỀ QUÊ QUẢNG BÌNH |
Những hàng dài cháu con của Người và bao đồng đội, tiễn đưa Người dằng dặc nỗi nhớ thương |
"Cả cuộc đời vì nước, vì dân, xa quê từ khi mới trưởng thành, nay chỉ còn vài giờ nữa Người sẽ về với đất Mẹ trên quê hương Quảng Bình. Hàng triệu con tim đất Việt suốt những ngày qua rơi lệ khóc thương, để rồi hôm nay, tất cả sẽ phải nói lời từ biệt, vĩnh viễn không còn được diện kiến, nghe được giọng nói, tiếng cười của con người mà họ kính yêu, cảm phục..."
Phố hàng Chuối hồi 17h chiều ngày 12/10/2013 |
Bống chiều đang xuống dần mà hàng người vẫn như dài và đông thêm |
Nhìn từ xa chỉ thấy những bóng áo xanh tình nguyện- các em là đội danh dự tuyệt vời trong lễ tang của Người |
Hành quân đến vị trí mới, hình ảnh Áo xanh tình nguyện quanh bệnh viện Quân Đội Trung ương 108 |
Bàn thờ Bác ở nước ngoài |
Ở các Đại sứ quán VN ở một nước châu âu |
Ảnh Bác Giáp năm 1969 - Lễ tang Hồ Chủ Tịch ngày 9/9 Dương lịch, Lễ tang Bác Giáp ngày 9/9 âm lịch, cách nhau 44 năm. |
Nỗi
đau và trách nhiệm !
Trở lại mùa thu Hà Nội đúng 44 năm trước, có một
con người vĩ đại ra đi, hàng triệu trái tim Việt Nam đã đau đớn, tiếc
thương vô hạn. Giữa lúc toàn thể quốc dân đồng bào đang bàng hoàng, nức
nở tiễn đưa vị cha già của dân tộc - Chủ tịch Hồ Chí Minh, thì có một
con người khác cũng đớn đau bội phần nhưng lại tự kìm nén tâm can hết
mức. Quảng Trường Ba Đình trong một ngày đẫm
nước mắt, 9-9-1969, nhà báo Hồng Phương (Báo Quân đội nhân dân) đã ghi
lại được khoảnh khắc đó, khi điếu văn vừa dứt từ giọng đọc của đồng chí
Lê Duẩn, cả vạn con người òa lên, rồi ngã xuống. Giữa biển người run
rẩy, xót thương ấy, Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, “Người Anh
Cả” vẫn đứng vững vàng, đưa vai mình, ngực mình, thân mình, đôi tay mình
ra làm điểm tựa, là chỗ dựa cho nhân dân gục ngã trước nỗi đau. Bức ảnh
ấy là hình ảnh cô gái trẻ cùng nhiều thanh niên bật khóc nức nở trong
vòng tay Đại tướng, được đặt tên: Nỗi đau và trách nhiệm. Có lẽ thời
điểm Bác Hồ ra đi khi con đường giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước
còn dang dở thì vị Tổng Tư lệnh đó chắc hẳn là một trong những người đau
đớn nhất! Nhưng ông đã rắn rỏi, kiên gan và biến nỗi đau thương thành
hành động. Bởi ông là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người học trò xuất sắc
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Tư lệnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Ông đã tiếp tục cùng với Đảng, quân đội, nhân dân hoàn thành tâm nguyện
của Người, để 6 năm sau miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước hòa bình
thống nhất. Dù sau này, Đại tướng trải qua nhiều thăng trầm, biến cố
của cuộc đời nhưng bất kể ở vị trí nào, hoàn cảnh nào ông cũng được nhân
dân kính trọng và tin yêu. Người Anh Cả luôn chỉ đề cao một mục đích,
chừng nào ông còn sống thì còn cống hiến cho Đất nước và nhân dân. … Và
chiều hôm nay, cũng trong một mùa thu Hà Nội, ở ngôi nhà sát cạnh quảng
trường Ba Đình lịch sử, nước mắt của nhân dân lại tuôn rơi như đã lâu
lắm rồi chưa như vậy. Ở Đất nước tôi có một người vừa nằm xuống, rồi đón
nhận hàng triệu nỗi đau từ công nông trí sĩ, già trẻ gái trai, binh
lính, dân thường… vì tiếc thương vô hạn. Bên hàng rào, phía sau cảnh
cổng, nép dưới tán cây, giấu mặt vào tay… là những đôi mắt cựu chiến
binh trào lệ, những cụ già run bật đôi vai, những chàng trai sụt sùi lau
vội nước trên má, những cô gái nức nở vỡ òa, những cháu học sinh gọi
tên Đại tướng trong tiếng nấc chẳng thành… Không chỉ chiều hôm nay, mà
chắc chắn là trong nhiều ngày tới, từ Quảng Bình quê hương “Anh Cả” đến
Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, Cà Mau đất mũi, hay Trường Sa thân yêu…
Đồng bào Thái, Mông, Dao, Tày, Kinh, Hà Nhì, Khơ Me, Vân Kiều, Chăm,…
cán bộ, chiến sĩ cùng mọi tầng lớp nhân dân sẽ còn khóc vì ông. Có lẽ
hiếm có một Đất nước nào, một dân tộc nào lại có một con người như vậy.
Ông không phải nhà lập quốc, cũng chẳng phải nguyên thủ quốc gia, ông là
một thầy giáo, một người lính, một tướng quân, một Tổng Tư lệnh mà
thôi. Nhưng có lẽ có những danh hiệu chẳng thể gọi tên, chẳng thể định
chức danh, khó mà phong tặng… đó là niềm tin yêu và kính trọng vô vờ bến
trong lòng nhân dân. Mặc cho các thế lực phản động, chống đối có xuyên
tạc, bôi nhọ con người ông, đả phá vị thế, uy tín của Tổng Tư lệnh, cũng
như một bộ phận yếu kém trong nhận thức, suy đồi về văn hóa, đạo đức
khi dèm pha, bêu riếu việc ông về với cụ Makr, cụ Lê Nin, về với Bác Hồ…
Thì điều đương nhiên, trời biết, đất biết, ai cũng biết, là cộng động
quốc tế kính nể, là hàng triệu đồng bào, chiến sĩ đã khóc thương ông!
Ông ra đi cũng là một quy luật tạo hóa nhưng tiếc hơn rằng chiều hôm
nay, trong mùa thu Hà Nội, nước mắt rơi thật nhiều nhưng chẳng còn được
thấy hình ảnh: "Nỗi đau và trách nhiệm”. Xin tưởng nhớ người !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét