Bảo tàng vũ khí độc đáo ít người biết ở Vũng Tàu. (14/11/2013)
Đúng vậy! Tôi ở Vũng Tàu, mà bây giờ tôi mới biết...mà biết được cũng do mail của người nước ngoài gửi về...đúng là định lý ngược.
Bảo tàng vũ khí độc đáo ít người biết ở Vũng Tàu Sở
hữu vô vàn hiện vật đẹp và giá trị, được trưng bày rất chuyên nghiệp
và quy củ, có thể coi Bảo tàng vũ khí cổ ở Vũng Tàu là bảo tàng đáng
xem nhất Việt Nam.
Bảo
tàng vũ khí cổ (Worldwide Arms Museum) do ông Robert Taylor (quốc tịch
Anh) và vợ là bà Nguyễn Thị Bông sáng lập tọa lạc trên con dốc quanh co
dẫn đến ngọn hải đăng nổi tiếng của thành phố Vũng Tàu. Bảo tàng nằm
trong tòa biệt thự rộng hơn 300m2 mặt nền, tổng diện tích sử dụng khoảng 1.500m2.
Mở cửa khai trương từ đầu năm 2012, nhưng đến nay, lượng khách tham
quan bảo tàng chủ yếu là người nước ngoài. Sau hơn 7 tháng hoạt động,
người bảo vệ cho biết, ngày đông khách có khoảng 100 người ghé thăm.
Dường như có rất ít người Việt biết đến địa điểm tham quan đặc biệt này.
Có mặt tại thành phố Vũng Tàu, phóng viên hỏi chuyện nhân viên khách sạn, nhân viên nhà hàng, tài xế taxi và cả tổng đài điện thoại... nhưng không ai trong số họ biết đến bảo tàng vũ khí cổ nằm tại số 14, đường Hải Đăng.
Có mặt tại thành phố Vũng Tàu, phóng viên hỏi chuyện nhân viên khách sạn, nhân viên nhà hàng, tài xế taxi và cả tổng đài điện thoại... nhưng không ai trong số họ biết đến bảo tàng vũ khí cổ nằm tại số 14, đường Hải Đăng.
Vé vào cửa tham quan là 50.000 đồng cho người lớn. Nhưng quả thực rất đáng tiền. |
Bỏ
qua những tranh cãi gần đây về việc ly dị của cặp vợ chồng Anh - Việt
là chủ sở hữu của bảo tàng, hay việc bán vé tham quan là được phép hay
không được phép; du khách có thể dành ít nhất 1 tiếng đồng hồ để nhìn
ngắm tận mắt 500 hình nộm với kích thước bằng người thật - khoác trên
mình những bộ quân phục tuyệt đẹp và chi tiết; hơn 1.200 cây súng,
1.000 cây gươm cổ với lịch sử và cả những câu chuyện đi kèm... Du khách
cũng có thể yên tâm với sự nhiệt tình và kiến thức của những người
hướng dẫn bảo tàng, dù không tốt nghiệp đại học chuyên ngành bảo tàng,
nhưng đã được tập huấn khá tốt trong quá trình làm việc.
Phóng to |
Quân phục của những chiến binh châu Phi. |
Không gian 1.500m2 tại bảo tàng gợi nhớ bộ phim Night at the Museum
nổi tiếng năm 2006. Rốt cục thì diễn viên điện ảnh Ben Stiller hoàn
toàn có thể có mặt trong một không gian tương tự tại Việt Nam, với hình
ảnh tưởng tượng của quân đội xưa cùng 500 chiến binh cổ đại, đa sắc
tộc.
Cùng với những bộ sưu tập thật sự quý hiếm (như cây súng cổ của Hà Lan - chỉ có 2 cây như thế trên thế giới), bảo tàng tư nhân này cũng được đánh giá cao bởi có sự sắp xếp không gian trưng bày khá khoa học. Tầng 1 dành cho thời kì cổ đại đến Trung cổ với các chiến binh Viking, Spartan, Trung Quốc, các samurai và shogun - tướng quân Nhật Bản, quân đội La Mã, quân Hoplite, các chiến binh thập tự chinh (người Anh, người Tây Ban Nha, người Đức), những võ sĩ giác đấu, một số thanh gươm và súng của người Mường (Việt Nam) ở thế kỉ 19... Người ta có thể thấy sự tái hiện cả một lịch sử của quân đội nhiều quốc gia trên thế giới.
Cùng với những bộ sưu tập thật sự quý hiếm (như cây súng cổ của Hà Lan - chỉ có 2 cây như thế trên thế giới), bảo tàng tư nhân này cũng được đánh giá cao bởi có sự sắp xếp không gian trưng bày khá khoa học. Tầng 1 dành cho thời kì cổ đại đến Trung cổ với các chiến binh Viking, Spartan, Trung Quốc, các samurai và shogun - tướng quân Nhật Bản, quân đội La Mã, quân Hoplite, các chiến binh thập tự chinh (người Anh, người Tây Ban Nha, người Đức), những võ sĩ giác đấu, một số thanh gươm và súng của người Mường (Việt Nam) ở thế kỉ 19... Người ta có thể thấy sự tái hiện cả một lịch sử của quân đội nhiều quốc gia trên thế giới.
Phóng to |
Hình nộm bằng người thật của quân đội Anh và những cây súng hỏa mai được sưu tập công phu. |
Tầng
2 dành cho quân đội Anh bởi sự yêu mến của người chủ sở hữu dành cho
quê hương mình. Robert Taylor dành không gian trưng bày cho những người
đưa thư, người thổi kèn hiệu, lính đánh bộ, kỵ binh Anh, thủy quân, kỵ
binh của Nữ hoàng. Ở đây cũng trưng bày các cây súng côn, súng lục, súng
trường, súng hỏa mai... của Anh, Pháp, Đức, Hà Lan,... thế kỉ 17,18 và
19.
Phóng to |
Những cây súng trường của giới quý tộc, với báng súng được chạm khắc cầu kì. |
Ở
khu sàn lệch tầng 2, và toàn bộ tầng 3, quân đội châu Âu được dành
nhiều không gian hơn với sự xuất hiện của những người lính Pháp, Nga,
Thụy Điển, Phần Lan... Trang phục của lính hoàng gia Nga gây ấn tượng
với sự phong phú và những chiếc mũ kiểu cách không kém quân đội hoàng
gia Anh. Những khẩu hỏa mai của tầng lớp quý tộc Châu Âu được trưng bày
khoe phần báng súng được khảm khắc rất cầu kì.
Có thể nói, bảo tàng vũ khí cổ là một trong những bảo tàng quý giá nhất tại Việt Nam hiện nay về quy mô và giá trị bộ sưu tập. Từ bảo tàng tuyệt đẹp, thú vị nhưng vắng khách này, những người quan tâm tiếp tục phải đặt ra câu hỏi về khả năng và trình độ xây dựng các chiến lược quảng bá du lịch, phổ cập thông tin đại chúng... tại thành phố Vũng Tàu, Việt Nam.
Ông Robert Taylor là người Anh định cư tại Vũng Tàu từ năm 1991. Từ năm 19 tuổi, ông đã say mê và tìm kiếm sưu tầm các loại vũ khí quân trang, quân dụng thời xưa của quân đội các nước, đặc biệt là Châu Âu. Khi về hưu và lập gia đình với bà Nguyễn Thị Bông, ông quyết định xây dựng một bảo tàng tư nhân về vũ khí cổ tại Vũng Tàu. |
Một số hình ảnh về hiện vật của bảo tàng:
Những người lính Spartan cổ đại. |
Các shogun và samurai Nhật Bản (tay trái) - quân đội Mông Cổ (trước mặt). |
Đội quân thập tự chinh (trước mặt). |
Võ sĩ giác đấu. |
Bộ áo giáp này nặng khoảng 50 kg. |
Kiếm của dân tộc Mường - thế kỉ thứ 19. |
Súng trường Châu Âu thế kỉ 17, 18, 19. |
Súng dành cho giới quý tộc Châu Âu. |
Súng lục. |
Trang phục của thủy quân Anh. |
Quân đội hoàng gia Pháp. |
Trang phục quân đội hoàng gia Nga (1). |
Trang phục quân đội hoàng gia Nga (2). |
Phóng to |
Cận cảnh một bộ trang phục của quân Pháp. |
Phóng to |
Một người lính kèn hiệu. |
Và cây kèn của anh ta. |
Một người lính kèn hiệu của hoàng gia Anh, với trang phục được dệt sợi pha vàng. |
Mũ của các vị tướng. |
Giới quý tộc Châu Âu. |
Phóng to |
Hình ảnh không gian trưng bày trong bảo tàng. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét